Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Champa - Tình yêu và bí ẩn

Champa - Tình yêu và bí ẩn

Chuyện xuất hiện "Viên gạch khắc ký tự Sanskrit ở di tích hoàng thành Thăng Long"(1) và "Chữ "Trần" ở tháp G Mỹ Sơn"(2). Cũng như mới đây là chuyện ký tự chữ Hán trên "cột đá làm trụ cửa của tháp phía nam" khu đền tháp Dương Long, Bình Định(3). Có lẽ cũng thường như chuyện tìm thấy di vật Đông Sơn trong di tích khảo cổ Sa Huỳnh và ngược lại. Các nhà khoa học đưa ra lý giải về sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia cổ hoặc những người thợ lưu dấu tích quê hương hoặc có thể là sự vô tình, cố ý không được ghi chép lại?!
Các lớp văn hóa cứ chồng lớp lên nhau theo bề dày lịch sử. Biết đâu đó những thắc mắc của hậu thế hôm nay về quá khứ có thể đó không phải là điều gì to tát xưa kia. Hậu thế cứ mải đi tìm câu trả lời về một quá khứ mình chưa từng trải qua. Và quá khứ đó có thể họ chưa từng thuộc về. Một nền văn minh mà người ta có thể dễ dàng hiểu về nó, có thể đọc vanh vách nó như vẹt, như sách thì thật là chán. Có lẽ các bí ẩn sẽ càng thú vị nếu nó mãi bí ẩn. Sự tìm tòi của con người cho họ sự hiểu biết về quá khứ, hiểu biết về phương pháp nghiên cứu. Và quan trọng hơn họ tiến đến gần với sự tự hiểu mình.
Có lẽ bạn sẽ không đồng ý với C&M về ý kiến trên. Nhưng chắc chắn bạn sẽ tò mò về những bí ẩn của Champa khi bạn thực sự quan tâm đến. 
Chúc bạn tìm thấy sự thú vị ở đâu đó trong cuộc kiếm tìm của mình.
Champa không còn nữa. Nhưng tình yêu với Champa sẽ còn mãi trong như những thắc mắc của người ham hiểu biết và ngưỡng mộ Champa.

C&M 

Chú giải:
(1) "Viên gạch khắc ký tự Sanskrit ở di tích hoàng thành Thăng Long" 
http://goo.gl/TyFYF4
(2) "Chữ "Trần" ở tháp G Mỹ Sơn" 
http://goo.gl/QyIBpp 
(3) "Ký tự chữ Hán trên cột đá làm trụ cửa của tháp phía nam khu đền tháp Dương Long
http://tinyurl.com/kstuojz
http://tinyurl.com/lyu6vc3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét