Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Một vụ cướp



Thằng Nhương đảo quanh cái dãy trọ lần thứ 3. Dãy trọ không có tường bao sâu hun hút, tối om vì các phòng đóng cửa ngủ hết. Chỉ còn một phòng cuối dãy là sáng đèn, cửa lại mở hé.

Thằng Nhương nhè nhẹ tiến về phía phòng cuối, nó nhìn qua khe cửa thấy một người con gái đã ngủ quên khi đang coi tivi. Lại lần nữa nhè nhẹ nó bước khỏi khu trọ.

5 phút sau thằng Nhương xuất hiện với một cuộn dây, không biết nó kiếm đâu ra. Nó nhẹ nhàng buộc chặt một đầu dây vào lỗ khóa cửa phòng đầu tiên. Lần hồi nó đút dây qua các vòng khuyên cửa các phòng còn lại thật chắc chắn.

Tiến về phòng sáng đèn cuối dãy với con dao mới thủ được. Lách mình qua khe cửa, nhanh như cắt. Một tay dí dao vô cổ, một tay bít chặt miệng cô gái. Cô gái mở bừng mắt kinh sợ khi thấy thằng Nhương lầu bầu:

- Mày la lên tao đâm chết!

Mặt cô gái tím lịm đi, khi thằng Nhương lột hai cái nhẫn trên tay cô, con dao sắc lạnh vẫn kề sát cổ không nhúc nhích.

- Tiền đâu, bỏ ra đây cho tao!  - thằng Nhương gầm gừ như quát.

Cô gái chỉ tay về phía cái hòm không khóa ở góc nhà. Thằng Nhương liền kéo cô gái về phía cái hòm, con dao vẫn không xê dịch khỏi cổ cô gái. Lật cái nắp hòm, cô đưa cho thằng Nhương cái bóp chứa tất cả tiền vợ chồng cô. Thằng Nhương vồ lấy, buông cô ra. Nó với luôn cái điện thoại cảm ứng gần đó rồi chạy vù ra cửa.

Cô gái lết ra đến cửa, hô Cướp những tiếng yếu ớt. Các phòng trọ trong dãy bật đèn lên sáng trưng, nhưng đẩy mãi cửa vẫn không thể mở được. Hàng xóm lúc sau mới ùa sang. Họ cắt dây mở cho các phòng kia và đi báo dân phòng giúp cô gái.

Lúc này cô gái chỉ biết gọi nhờ điện thoại báo cho chồng. Mà anh ấy đang tăng ca...


Từ lời kể của bà nội Răng Sâu.




Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Muôn vẻ diễn tập

- Tàu Trung Quốc cắt cáp, đâm, đuổi đốt tàu ngư dân Việt Nam - > Diễn tập tàu chiến, tên lửa, pháo bờ biển, phòng thủ khu vực... nở rộ tin diễn tập trên truyền thông

- Động đất thủy điện sông Tranh - > Diễn tập cứu hộ cứu nạn động đất

- Cháy một loạt chợ - > Diễn tập phòng cháy chữa cháy ở một loạt chỗ

- Biểu tình Trung Quốc, xung đột nông dân với chính quyền về đền bù đất đai... - > diễn tập chống bạo động - > vào hội đồng nhân quyền - > diễn tập chống bạo loạn lật đổ

-  Lụt bị cho là "không do thủy điện" gây ra - > diễn tập tiếp - > lụt, lở sạt đất, ngập nặng... dân mất mạng - > diễn tập sống chung với lũ

- Vỡ hồ chứa bùn đỏ - > diễn tập gì?

- Sổng ma túy khỏi sân bay - > Diễn tập chống khủng bố, cứu hộ cứu nạn - > diễn tập chống buôn bán...?

- Hiến pháp đã thông qua - > diễn tập gì?

- Thực phẩm, rau quả bẩn; hàng nhái - giả kém chất lượng, suy đồi đạo đức, tham nhũng, quan liêu... - > diễn tập gì?


Tiền bỏ ra để diễn tập và hiệu quả thực tế sẽ được bao nhiêu???

To Be Continued...

Chùa Gia Lộc lưu giữ tên nước Việt Nam từ thế kỷ 18

Lưu bài

Chùa Gia Lộc lưu giữ tên nước Việt Nam từ thế kỷ 18

"Nhiều phát hiện mới về tên nước Việt Nam

TS Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học cho biết đã nhận được thông báo về phát hiện mới, trong đó, đặc biệt là phát hiện tên nước Việt Nam trên cây bia đá ở chùa Gia Lộc (Hải Phòng), nằm ở hải đảo phía Đông của Tổ quốc vào đầu thế kỷ 18, cho thấy người xưa rất ý thức về vị trí và chủ quyền quốc gia, dân tộc. Trên chiếc chuông đồng “Dương Chú Linh tự hành cung hồng chung” treo ở Tiền đường chùa làng Hữu Bằng- Bắc Ninh đúc năm 1703 có khắc dòng chữ ghi rõ địa danh “Việt Nam quốc, Phủ Sơn phủ, Võ Giàng huyện…”. Như vậy, với những dòng chữ đã đặt ra những bài toán mới liệu có phải niên hiệu “Việt Nam quốc” đến thời vua Gia Long (1804) mới có?"

Theo Thanh Hằng. Nguồn

"Đáng chú ý là thông báo phát hiện tên nước Việt Nam trên cây bia đá ở một ngôi chùa Gia Lộc (Hải Phòng) tại vùng hải đảo phía Đông của Tổ quốc vào đầu thế kỷ 18, cho thấy người xưa rất ý thức về vị trí và chủ quyền quốc gia, dân tộc."

Theo Tình Lê. Nguồn

Thông tin về "CỤM DI TÍCH ĐÌNH – CHÙA GIA LỘC
Thị trấn Cát Hải – huyện Cát Hải – thành phố Hải Phòng"

Xem tại đây 

LỄ HỘI CHÈO BƠI LÀNG GIA LỘC, CÁT HẢI

Xem tại đây

Những di sản thời Hùng Vương ở xứ Đông

Xem tại đây


Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Tiểu luận hết môn

Tiểu luận hết môn


Sau những giờ giảng chóng mặt, kèm với câu nói của cô giáo cho một môn học vô cùng hay ho: "các anh các chị muốn biết rõ hãy đọc sách của tôi". Thì đến khi hết môn sau một hồi phổ biến cách làm, cô nói:

- Mọi người cứ yên tâm, tiểu luận của các anh chị tôi không đưa vào sách của tôi đâu!

Tiểu luận có vẻ khá khó nhằn với sinh viên trong khâu tìm tài liệu, cũng như biên dịch. Biết tình hình này cô chốt câu cuối:

- Nếu mọi người không tìm được tài liệu, thì tôi gửi tài liệu về dịch để nộp thay cho bài tiểu luận.

Có vẻ các nhóm đã chọn dịch thay cho làm bài tiểu luận. Và hình như mỗi nhóm mình là làm tiểu luận. Vì vậy được điểm qua môn đã là may, chứ mong gì tiểu luận nhóm được cô dùng vào sách mới sắp tới như các nhóm kia...


P/S:
Bạn mình bảo 70k/ trang, mà tiểu luận làm từ 30 - 50 trang. Tính ra bớt được kha khá đấy nhỉ?!

Nghị định mới cho kền kền

Nghị định mới cho kền kền

Xúc phạm danh dự của nhà báo sẽ bị phạt tiền

Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản

Cung cấp tin, bài tả tỉ mỉ hành động chém, giết bị phạt nặng

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

"suy đoán vô tội"

1. Vài cái số liệu:

Người tiêu dùng Việt 'khó tính' hơn các nước khác

Hơn 80% người dân Nhật Bản "không thiện cảm" với Trung Quốc


Hơn 1 triệu người Việt Nam bán hàng đa cấp

  
Mỗi năm tăng 20% cuộc gọi đến đường dây hỗ trợ trẻ em

Việt Nam nhập 360 triệu USD rau quả năm 2013 

2. Án oan bắt nguồn từ đâu? - > nguyên tắc cơ bản "suy đoán vô tội"
    Chưa điều chỉnh giá xăng dầu - > tăng tiếp???

3. Ấn

Những cố gắng - > Phụ nữ Ấn Độ dùng ứng dụng miễn phí trên điện thoại để tự vệ

Một  biện pháp - >  Triệt sản khỉ đít đỏ

Và thực tế 2013 -> Số vụ lạm dụng tình dục Ấn Độ tăng gấp đôi trong năm 2013 



4. - Quân đội không phải là cái trại tu dưỡng đạo đức cho con cái các phụ huynh đã bó tay khi không dạy được chúng.
Thắc mắc về tệ nạn chạy nghĩa vụ - hãy thắc mắc tại sao bạn làm như vậy - và đó không phải là lý do để hợp pháp hóa nó.
Gìn giữ hòa bình thế giới - đóng tiền nghĩa vụ - chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

- Họ sẽ rất mừng khi tín đồ hai tôn giáo lao vào giết nhau, để họ làm tròn cứ sứ mệnh mơ tưởng cứu thế giới của những con quỷ

- Một nhà báo ra đi như bao nhân mạng ra đi trong ngày hôm nay.



Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Độc giả đáng yêu

Độc giả đang lồng lên với "đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự", tỏ ra hả dạ với "Mỹ đưa máy bay ném bom B-52 tới Hoa Đông" và cảm thấy bừng bừng với một bài quật mộ hồi tháng 3 năm nay về CQ88. Họ mạt sát hết mình khi thanh niên Việt Nam "cầm tay" thanh niên Trung Quốc trong khi Trung Quốc diễn tập biển Đông...
Ai cũng tỏ ra là người yêu nước nhất, bức xúc nhất và nôn nóng muốn biết kết quả ngay trước vở diễn chính trị chưa tới cao trào
Chỉ có nhà báo cười khì...
Nhà báo biết
Độc giả còn tin, còn đọc và còn chửi là nhà báo không lo gì cả.
Không thể không tin rằng độc giả Việt Nam dù chửi báo chí đến thế nào đi nữa. Họ vẫn không thể bỏ đọc báo được.
Lý do tại sao á?
Đói thông tin là phụ, cái chính là họ đọc để có cái cớ mà chửi chứ sao.

Đôi lúc "sự thật" chỉ là cái bóng che cho những điếm chữ yêu nghề...

Việt Nam diễn tập S300 và Scud

Việt Nam diễn tập S-300 và Scud


Tên lửa đất đối đất ở miền Bắc. Đất đối hải tập trung nhiều ở miền Trung, miền Bắc cũng có. Đất đối không chia đều cả miền Nam và miền Bắc.
Phần nhiều những đợt phóng tên lửa mang ra TB1.
Hình ảnh phóng tên lửa xuất hiện trên truyền thông chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Hai cuộc diễn tập tên lửa gần đây nhất được làm rùm beng trên truyền thông đúng vào dịp Trung Quốc gây hấn trên biển Đông. Cuối năm 2011 quân chủng PKKQ bắn đạn thật phòng không cho các đơn vị pháo và tên lửa. Lần diễn tập này có sự xuất hiện của S-300 và một số khí tài mới. Trước đó vào tháng 6 năm 2011 ở khu vực Hòn Ông, Quảng Nam cũng diễn ra bắn đạn thật cho các tàu tên lửa. Sau lần diễn tập này, S300 và khí tài khác lên hình liên tục. Các tin tức, chuyên đề quân sự xuất hiện hàng loạt trên truyền thông. Khối tờ báo ăn nên làm ra từ dạo ấy.
Theo nguồn tin(tin đồn) chưa kiểm chứng, đã từng diễn ra bắn tên lửa Scud với khoảng cách từ Hải Dương đến Huế - loại tên lửa đưa Việt Nam vào danh sách hơn 30 nước có sở hữu tên lửa đạn đạo. Theo tin đồn này tầm bắn cũng như độ chính xác của tên lửa đã được nâng cao?!
Mới đây Quân chủng Phòng không – Không quân tiến hành cuộc diễn tập tên lửa phòng không S-300 bắt bám mục tiêu.
Cũng trong thời gian này cả S-300 và Scud cùng lên hình trong chương trình qdnd. Tất nhiên như mọi lần đây chỉ là diễn tập huấn luyện thường niên.

Tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến, máy bay... chỉ được quan tâm khi ngoài kia có biến. Như một sự bấu víu ,tự lên gân tạm thời?!




Vèo một cái mạng người và của cải biến mất chỉ sau một cú nhấn nút...

ương

Nỗi nhớ màu hường
Con đường
ngập 
bóng
ăn sương
...

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Những người trẻ ở đó, họ đang nghĩ gì

Những người trẻ ở đó, họ đang nghĩ gì


Họ đang cầm rìu, đục lên những bức tượng nhà mồ ở cái nơi rất xa không gian sống của họ - là Hà Nội. Núi rừng Tây Nguyên - cái không gian mà ngay hôm nay đang trọc lóc vì hết rừng hết thú, những mảnh rừng cuối cùng đang đối mặt với sự tận diệt của thủy điện và khai thác khoáng sản. Cái không gian lưu giữ những mảnh hồn còn lại đang hấp hối lần cuối sau cuộc đổi thay(tốt xấu không biết chỉ thấy hoang mang).

Họ - những nghệ nhân trẻ có còn là họ? Ngay giữa Hà Nội này họ đang nghĩ gì khi buông từng nhát rìu trên thớ gỗ? Họ đang nghĩ gì khi hàng năm về HN biểu diễn văn hóa của mình cho mọi người xem? Họ đang nghĩ gì sẽ chẳng ai biết được

Tượng nhà mồ nơi gửi gắm phần hồn của những người ăn rừng. Rừng đã mất. Nhà mồ đã xây bằng bê tông. Tượng nhà mồ sẽ lại đứng im trong những bảo tàng?
Dẫu họ, những người trẻ vẫn vung rìu trong vô thức. Như hoài niệm về một sự lãng quên...

CVK

Bài và ảnh: "Những bức tượng nhà mồ 'ngập' hồn ở Hà Nội" - C.M.T trên Thethaovanhoa.vn.


Đọc thêm

Hoang tàn “thánh địa”

Bức ảnh rơi vỡ ban giám khảo

Bức ảnh rơi vỡ ban giám khảo 


Tình hình là năm nay - cái năm 2013 chết chóc, đen đủi, trì trệ này - nhiếp ảnh Việt Nam đã thực sự "thắng lợi". Đây là chữ trên báo Dân Trí điện tử ạ. Mà là thắng trên mặt trận quốc tế thế mới oách. Nhà cháu chả dám bàn chuyện nghê thuật nhớn ý, nhưng cũng len lén mừng cho các nhiếp ảnh gia với cái lẽ tiếng và miếng đã được.

Cuối tuần trước cùng đám bạn đi ghi nhận triển lãm ảnh di sản. Thú thật là chả ghi nhận được gì hết ráo. Thứ nhất là quá nắng, mà đi một vòng để nhìn ngó chắc cũng chả được gì vì cũng chả có mấy ai coi. Người coi thì thấy Tây nhiều hơn ta. Ta thì chỉ tạo dáng cạnh ảnh để chụp hình như bọn tôi chẳng hạn. Thứ nhì là trong dinh mát hơn. Đành vàotrong dinh ngó nghiêng, chờ bớt nắng rồi ra ghi nhận tiếp.

Kết quả cuối cùng là không tìm được ai trong ban tổ chức để hỏi vài câu về triển lãm như tại sao mấy cái ảnh rơi -  đổ mà không có ai dựng lên. Đành bấm bụng về với lời dặn của mấy cô thuyết minh viên: "Tới ngày 21 trao giải mới có mặt ban tổ chức". Thôi vậy. Chỉ tiếc cho những tấm ảnh đẹp bị đổ kềnh - một sự thắng lợi ngược của chặng cuối của hành trình trưng bày bộ ảnh Di sản Việt Nam.

Triển lãm ảnh di sản không chỉ phô bày tài năng của các nhiếp ảnh gia. Đây còn là cơ hội quảng bá di sản quốc gia đến với du khách. Ý nghĩa đẹp là thế, hữu ích là thế. Bỗng bộp một cái được tin "vỡ ban giám khảo" cuộc thi, hai trong số bốn giám khảo cuộc thi tuyên bố "không còn chịu trách nhiệm với giải thưởng nữa" và "đã trả lại Ban tổ chức số tiền công". Vì nguyên nhân giải thưởng do "chị Hải (bên ban tổ chức) tự ý đưa ra". Cũng các vị này còn nói “Phải chăng có sự mua giải?”.

Khoan xét đến cái có mua giải hay không. Vì cam chắc triển lãm không có có vấn đề chỗ này thì cũng chỗ khác, mà ngay cả các vị giám khảo cũng như ban tổ chức không giải quyết được. Để cái sự đồng lòng suốt cuộc chơi đến cuối thì đổ bể bung bét. Có lẽ không phải vậy, không phức tạp như vậy đâu. Nên hiểu đơn giản đây là cuộc chơi và luật chơi nằm trong tay ban tổ chức. Vì vậy giám khảo có quyền quyết định ai là người đoạt giải. Còn các vị giám khảo khác có mặt, có lẽ chỉ để đẹp đội hình.

Ban tổ chức là Hội Di sản Văn hóa TPHCM và Tạp chí Vietnam Heritage ( Trực thuộc Hội Di sản Văn hóa Việt Nam) đã cho mình quyền quyết định chứ không phải ban giám khảo. Có lẽ thế là đủ. Báo chí thì ngoài Tuổi Trẻ và Lao Động có đăng bài về vụ việc thì không còn báo nào đăng nữa. Dân nhiếp ảnh cũng chả thèm quan tâm. Có lẽ mọi người (võ đoán?!) đã biết kết cục cuối cùng. Cái kết cục quảng bá di sản rùm beng tiền hô hậu ủng ấy đã một lần nữa thắng lợi. Một thắng lợi tạm gọi là trọn vẹn cho cả cuộc chơi dẫu lúc cuối có bị tẹo chuyện xì ra. Đúng là một năm thắng lợi trọn vẹn cho cả nhiếp ảnh trong và ngoài nữa chứ.

Suýt quên là phải khen ban tổ chức đã rất giỏi giải quyết rủi ro sau cuối. 
PR thế mới tài tình chứ lị.



*Chữ trong "" trích và gắn link từ các báo DT, TT, LĐ điện tử

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Chuyện nội trợ và y tế

Chuyện nội trợ và y tế


1. Chạ biết nghiện cà phê gói có gây ra chứng biếng ăn và tự kỷ không nữa?! Bạn mình đang trong tình trạng như vậy...

2. Chạ biết chất chống dính trong một số loại xoong, chảo ra làm sao mà khi đã dùng nước rửa chén để rửa, sau đó rửa lại rất kỹ bằng nước sạch. Nhưng khi cho lên bếp để nấu thì bốc mùi nước rửa chén nồng nặc...

3. Chạ biết trong bột nêm, nước mắm, nước tương... của một số nhãn hiệu phổ biến trên thị trường có cái gì ở trỏng. Mà mỗi lần dùng lại thấy đóng hạt trên miệng chai và đóng thành lớp dưới đáy nồi...

4. Ở Việt Nam bên cạnh giun sán thì đau mắt, viêm gan, ung thư cổ tử cung... là những bệnh phổ thông thường mắc...

5. Tiếp tục lạm dụng sinh mổ và lựa chọn giới tính thai nhi...

6. Bà nội Răng Sâu đã thay đổi cách nhìn về thực phẩm chức năng và bán hàng đa cấp. Tiếp theo phải thay đổi là các bài thuốc truyền miệng đến tai...

7. Bạn mình quê ở vùng xưa có chiến sự ác liệt. Ở đó không chỉ là rốn bom mà còn là nơi xả thải chất độc da cam. Một ông tướng Mỹ mới đây đến tỉnh này vẫn phải bọc bao ni lông vào giày để xem khu vực xả thải chất da cam ngay trong sân bay. Có lẽ căn bệnh của bạn ý cũng do thứ da cam chết tiệt này mà ra...

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Học trò vẫn đợi cô dưới núi *

Năm nay lại lụt to
cô ạ
Nước dềnh mái nhà
cuốn mất tiêu điểm 10 con mới nhận
Cô chấm hôm qua chưa ráo mực
Nó nằm im trong xoáy nước
đục ngầu


Học trò vẫn đợi cô
bên kia sông
Buổi trưa cô không đến
ngầm bớt nước
mưa bớt hạt
lũ bạn con không bớt khóc
Riêng con không biết
khóc
thế nào


Nước khắp ngả đổ về
bọn con vẫn đợi cô
ngày hiến chương nhà giáo
Chữ ướt hết rồi
cô ơi
....

* Tít bài báo Tuổi Trẻ "Đồng nghiệp, học trò vẫn đợi cô dưới núi". Ngày 15/11 lũ cuốn hai cô giáo ở huyện Kbang, Gia Lai

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Chúng ta cùng thua

Chúng ta cùng thua


1. Cô nàng si tình lại đến xóm trọ. Mình ngoái ra thì bạn ý bảo đừng nói cho người kia biết là bạn ý đến. Tất nhiên là mình không nói. Ngoài trời chợt ào mưa, không biết tấm chân tình có bị ướt không nữa...

2. "Nói được ra cảm xúc của mình, người nói ra có thể thấy dễ chịu. Nhưng người tiếp nhận nó thường không như vậy."
Và hình ảnh mà mình rất thích mỗi khi có dịp xem phim HQ: con cái cúi lạy người lớn...

3. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cháu gái của ông Hà Huy Tập là chính khách nữ quyền lực nhất ...

4. Sau một vài vụ lùm xùm của người tu hành đạo Phật xuất hiện thêm cụm từ: "sư quốc doanh", "mạt pháp"...
Tin Đức giáo hoàng bị nghe trộm gọi là "mạt..." gì nhỉ?

5. BTV chương trình Thể thao 7 ngày nên thay vào chỗ BTV thời sự của đài truyền hình quốc gia. Ít nhất dưới góc độ đanh đá và châm biếm

6. Nhìn cái cách cứu hộ hậu bão Haiyan của các nước đủ thấy phần nào tiềm lực quân sự của họ.
Nhìn cái cách thông đường lên Mẫu Sơn "Dự kiến 1 tuần mới thông đường độc đạo đi lên khu du lịch Mẫu Sơn tỉnh Lạng Sơn. Với một xe san gạt và 2 đến 3 công nhân. Nguồn từ VTC14" - Đủ thấy công tác cứu hộ tại VN có lẽ chỉ dừng ở mức diễn tập để chụp ảnh và quay phim...

7. Kiểm soát quyền lực là câu chuyện chưa có hồi kết giữa báo chí và các chính quyền. Đó là lý thuyết, thực tế chính quyền trả tiền cho báo chí để viết về câu chuyện ấy.

8. Đọc bài viết của BBC về quân đội VN. Trước khi đi coi bộ đội chống bão. Tự dưng cười nửa nụ...

9. Những căn hầm chống bão của đồng bào Quảng Nam thấp thoáng bóng dáng căn hầm trốn bom đạn thời chiến tranh. Căn hầm nào chống lũ từ những cuộc xả của thủy điện?! Nghe nói giá điện sẽ tiếp tục tăng...

10. Chúng ta đã thua là kết quả của cuộc bắt tay giữa cuộc chiến giảm khí thải nhà kính và cuộc chiến phục hồi kinh tế. Cuộc chiến nào cũng khốc liệt mà lời giải bền vững quá xa vời...

11. Đồng đồi - bạn - em ở Đá Lớn C nhắn: " em bão ko đi qua đây bác ạ.ko có giọt mưa nào.chán.hehe"

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Luẩn quẩn

Luẩn quẩn


1. Đi học với người đương làm, những tưởng sẽ học hỏi được nhiều điều. Thật vậy! Nhất là sự im(câm) lặng...


2. Phần nhiều người ta điên lên vì cuộc đời người khác và trìu mến với cuộc đời của mình. Đừng thay bằng từ "phanh phui" và "dấu nhẹm"...


3. Cái sự thạo tin của nhà báo nằm lẫn trong mớ bòng bong của "lập trường" và "lợi nhuận". Sự thật đôi lúc là sự lặng im...


4. Hỏi: Ai quyền lực nhất thế giới?
Trả lời: Obama! Vì ông ý có thể nghe trộm tất cả các ông khác mà các ông ấy không dám làm gì. Quan trọng hơn Obama có thể vừa làm "zombie" rồi biến phắt thành "anh hùng cứu thế giới". Ca tụng là vô đối...


5. Ở lâu đất khách, thỉnh thoảng nhấm nháp một chiều nắng xuyên tóc như vầy. Vẫn thích cách liên tưởng song hành của cụ Nghệ.

"Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xem nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng."

Ôi chao...

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Toàn văn bài phát biểu của ông Yeb Sano tại COP 19

Toàn văn bài phát biểu của ông Yeb Sano, trưởng đoàn đàm phán Philiipines tham dự Hội nghị Công ước Khung của LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 19 (COP 19).


"Thưa Ngài Chủ tịch, tôi vinh dự được phát biểu, thay mặt người dân kiên cường của đất nước Cộng hòa Philippines.

Đầu tiên, người dân Philippines và đoàn đại biểu của chúng tôi có mặt ở đây, tham dự Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP19) tại Warsaw, xin gửi lời cảm ơn từ đáy lòng tới sự đồng cảm của các bạn đối với đất nước chúng tôi trong hoàn cảnh khó khăn của cả nước hiện nay.

Giữa thảm kịch này, đoàn đại biểu Philippines cảm thấy được an ủi bởi lòng hiếu khách nồng ấm của Ba Lan, người dân nước các bạn đã luôn mỉm cười chào đón chúng tôi ở bất cứ nơi đâu. Nhân viên khách sạn, người đi đường, tình nguyện viên và nhân viên ở Sân vận động Quốc gia đều dành cho chúng tôi những lời chia sẻ ấm áp. Xin cảm ơn Ba Lan.

Sự chuẩn bị của các bạn cho COP lần này vô cùng tuyệt vời và chúng tôi thực sự trân trọng nỗ lực to lớn mà các bạn đã dành cho việc chuẩn bị cho kỳ họp quan trọng này.

Chúng tôi cũng cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn và đồng nghiệp ở trong khán phòng này và từ khắp mọi miền trên thế giới vì các bạn sát cánh bên chúng tôi trong thời khắc khó khăn này. Tôi cảm ơn tất cả các quốc gia và chính phủ đã dành tình đoàn kết và sự hỗ trợ cho Philippines. Tôi cảm ơn những người trẻ có mặt ở đây và hàng tỷ bạn trẻ trên khắp thế giới đã trước sau như một, ủng hộ đoàn đại biểu của tôi và dõi theo chúng tôi kiến tạo tương lai của các bạn.

Tôi cảm ơn xã hội dân sự, cả những người đang làm việc ở cơ sở khi chúng ta đang chạy đua với thời gian ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất lẫn những người đang ở Warsaw hối thúc chúng ta về tính cấp bách và khát vọng. Chúng tôi xúc động sâu sắc trước những hành động đoàn kết đầy nhân văn này. Sự ủng hộ dạt dào ấy chứng tỏ rằng, là con người, chúng ta đoàn kết; cùng giống loài, chúng ta quan tâm.

Cách đây chưa đầy 11 tháng, ở Doha, phái đoàn tôi đã kêu gọi thế giới…hãy mở to mắt để nhìn thẳng vào thực tế khắc nghiệt mà chúng ta đang phải đối mặt…bởi khi đó chúng tôi đang phải đương đầu với một cơn bão thảm khốc, thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử Philippines.

Bởi vậy, gần một năm sau, chúng tôi không thể tưởng tưởng nổi một tai họa tàn khốc hơn còn có thể xảy ra. Với sự xoay chuyển tàn nhẫn của số mệnh, đất nước tôi đang bị thử thách bởi cơn bão địa ngục tên là Siêu bão Haiyan mà các chuyên gia mô tả là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong suốt lịch sử loài người. Nó mạnh đến nỗi nếu có cấp 6 thì nó sẽ rơi trọn vào nhóm đó.

Đến thời khắc này, chúng tôi vẫn không thể chắc chắn về toàn bộ mức độ của sự tàn phá vì thông tin được cập nhật một cách nhỏ giọt tới khốn khổ bởi điện và viễn thông đã bị cắt đứt, có thể còn lâu mới được khôi phục. Đánh giá ban đầu cho thấy Haiyan đã để lại những tổn thất khủng khiếp chưa từng có trong tiền lệ, không thể hình dung nổi và vô cùng tàn khốc, ảnh hưởng tới 2/3 Philippines, khiến khoảng một nửa triệu người mất nhà, cảnh tượng gợi nhớ tới hậu quả của sóng thần đối với vùng đất lớn, lầy lội, đầy bùn, ngập mảnh vỡ vụn và xác người chết.

Theo ước tính từ vệ tinh, Cơ quan Khí tượng và Hải dương quốc gia Hoa Kỳ cũng ước tính rằng Haiyan đã có áp suất tối thiểu khoảng 860 mbar, còn Trung tâm Cảnh báo bão chung ước tính Haiyan có thể đã đạt tới sức gió 315 km/h và gió giật 378 km/h, khiến nó trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử hiện đại mà chúng ta từng biết.

Bất chấp những nỗ lực to lớn mà nước tôi đã chuẩn bị để đối đầu với sự tấn công dữ dội của cơn bão quái vật này thì bão cũng quá mạnh, và mặc dù Philippines một quốc gia quen thuộc với bão thì siêu bão Haiyan không giống với bất cứ thứ gì chúng tôi trải qua trước đây, hay có lẽ là không giống với điều gì mà bất cứ quốc gia nào từng trải qua.
Hình ảnh sau cơn bão cũng dần dần từng bước chậm chạp trở nên rõ ràng hơn. Sức tàn phá thật khủng khiếp. Và như thể điều đó còn chưa đủ, một cơn bão khác đang hình thành trong vùng nước ấm ở bờ tây Thái Dình Dương. Tôi rùng mình khi nghĩ tới một cơn bão khác sẽ tấn công chính những nơi mà người dân thậm chí còn chưa thể gượng sức để đứng dậy nổi.

Với ai vẫn còn phủ nhận thực tế rằng đó là biến đổi khí hậu, tôi xin thách người đó bước ra khỏi tháp ngà của mình, rời khỏi chiếc ghế bành êm ấm.

Tôi thách người đó dám đến các đảo ở Thái Bình Dương, ở Ấn Độ Dương và nhìn mực nước biển đang dâng lên; đến những vùng đồi núi ở Himalayas và Andes để nhìn các cộng đồng người đang đương đầu với lũ lụt do băng tan; đến vùng Bắc Cực, nơi các cộng đồng cố bấu víu vào các đỉnh băng đang bị thu hẹp nhanh chóng; đến các vùng đồng bằng rộng lớn, vùng sông Hằng, Amazon, sông Nile, nơi sinh kế và sinh mạng con người đang bị nhấn chìm, tới đồi núi vùng Trung Mỹ, nơi đang phải đối mặt với những cơn bão hung dự tương tự; tới những đồng cỏ khô châu Phi, nơi biến đổi khí hậu cũng đang trở thành vấn đề sống còn khi thực phẩm và nước trở nên khan hiếm. Cũng xin đừng quên những trận bão lớn ở Vịnh Mexico và Duyên hải miền đông Bắc Mỹ.

Và nếu như thế vẫn chưa đủ, người đó có lẽ nên đến thăm Philippines luôn bây giờ.
Khoa học đã cho chúng ta thấy một bức tranh đang trở nên rõ ràng hơn nhiều. Báo cáo của Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC về vấn đề này và các sự kiện tàn khốc đã nhấn mạnh những rủi ro đi liền với thay đổi về cấu trúc và tần suất của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Khoa học cho chúng ta biết rằng thật đơn giản, biến đổi khí hậu sẽ đồng nghĩa với việc có nhiều những cơn bão nhiệt đới mạnh hơn. Khi Trái đất ấm lên, và các đại dương cũng vậy. Năng lượng trữ trong các vùng biển ngoài khơi Philippines sẽ tăng cường độ của các cơn bão và xu hướng bão trở nên mạnh hơn - điều mà chúng ta thấy bây giờ - sẽ trở thành chuẩn mới.

Điều đó sẽ có tác động sâu sắc tới nhiều cộng đồng của chúng ta, nhất là những người phải vật lộn với thách thức kép từ khủng hoảng phát triển và khủng hoảng biến đổi khí hậu. Các cơn bão như Yolanda (Haiyan) và tác động của nó là lời cảnh tỉnh cho cộng đồng quốc tế rằng chúng ta không thể trì hoãn hành động về khí hậu. Warsaw phải mang đến tham vọng mạnh mẽ và cần phải tập hợp ý chí chính trị để giải quyết biến đổi khí hậu.

Tại Doha, chúng ta đã hỏi: “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở đây thì ở đâu?” (mượn lời lãnh đạo sinh viên Philippines Ditto Sarmiento trong thời thiết quân luật) – [Ditto Sarmiento, 1950-1977, chống lại chế độ thiết quân luật của cố Tổng thống Ferdinand Marcos, bị bỏ tù và chết trong đó – PV]. Những lời ấy có thể đã từng bị bỏ ngoài tai. Nhưng ở đây, tại Warsaw, chúng ta có lẽ cũng rất cần đặt ra những câu hỏi thẳng thắn ấy. “Nếu không phải chúng ta thì là ai? Nếu không phải bây giờ thì là bao giờ? Nếu không phải ở Warsaw thì ở đâu?”

Những gì đất nước tôi đang trải qua, kết quả của hiện tượng thời tiết khắc nghiệt sự kiện, thật điên rồ. Khủng hoảng khí hậu là sự điên rồ.

Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ ấy. Ngay tại đây, ở Warsaw.

Đây là Hội nghị các bên lần thứ 19 nhưng chúng ta có lẽ không nên đếm nữa, bởi vì đất nước tôi không chấp nhận việc chúng ta cần đến COP30 hay COP40 mới giải quyết biến đổi khí hậu. Và bởi vì mặc dù đã có những thành tựu đáng kể từ khi ra đời Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu, nhưng 20 năm nay chúng ta vẫn không thực hiện được mục tiêu cao nhất của Công ước.

Bây giờ chúng ta đang ở trong tình thế phải tự vấn bản thân: liệu chúng có thể đạt được mục tiêu đặt ra ở Điều 2, tức là ngăn chặn được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu, hay không? Khi không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta có lẽ đã phê chuẩn cho sự diệt vong của những nước dễ bị tổn thương.

Và nếu chúng ta không hoàn thành được mục tiêu của Công ước, chúng ta phải đối diện với vấn đề mất mát và thiệt hại. Mất mát và thiệt hại từ biến đổi khí hậu là vấn đề thực tiễn hiện nay trên toàn thế giới. Các mục tiêu giảm phát thải của các nước phát triển đang thấp ở mức nguy hiểm và phải được nâng lên ngay lập tức, nhưng cho dù họ tuân thủ yêu cầu giảm 40 - 50% xuống dưới mức năm 1990, chúng ta vẫn còn đó vấn đề biến đổi khí hậu và vẫn sẽ cần phải giải quyết sự mất mát và thiệt hại.

Chúng ta đang ở thời điểm quan trọng và vấn đề là, kể cả mức giảm thiểu phát thải tham vọng nhất ở các nước phát triển – những nước lẽ ra phải dẫn đầu cuộc chiến biến đổi khí hậu hai thập niên qua – vẫn sẽ không đủ để đẩy lùi cuộc khủng hoảng.

Bây giờ đã là quá muộn, quá muộn khi nói tới việc thế giới có thể trông chờ Điều 1 để giải quyết khủng hoảng khí hậu. Chúng ta đã bước vào giai đoạn mới đòi hỏi sự đoàn kết toàn cầu nhằm chiến đấu với biến đổi khí hậu và bảo đảm rằng việc theo đuổi sự phát triển con người bền vững được xếp hàng đầu trong các nỗ lực của cộng đồng quốc tế. Đó là lý do tại sao các phương thức thực thi điều này ở các nước đang phát triển trở nên quan trọng hơn nhiều.

Chính Maurice Strong - Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển, Hội nghị thượng đỉnh Trái Đất tại Rio de Janeiro 1992 – đã nói rằng “Lịch sử nhắc chúng ta nhớ rằng điều không thể diễn ra hôm nay có thể sẽ trở thành điều tất yếu vào ngày mai”.
Chúng ta không thể ngồi và nhìn một cách vô vọng vào sự bế tắc về khí hậu quốc tế này. Giờ là lúc hành động. Chúng ta cần có lộ trình khẩn cấp về khí hậu.

Tôi phát biểu thay cho đoàn đại biểu của tôi. Nhưng hơn cả vậy, tôi nói thay cho vô số những người không còn có thể tự nói cho chính họ vì đã mất mạng trong cơn bão. Tôi cũng nói cho những ai mất cha mẹ bởi thảm kịch này. Tôi nói cho những người đang chạy đua với thời gian để cứu người sống sót và để giảm nhẹ nỗi đau cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa.

Chúng ta có thể hành động quyết liệt bây giờ để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được một tương lai, khi mà siêu bão trở thành chuyện thường. Bởi vì với tư cách là một quốc gia, chúng tôi không chấp nhận một tương lai, khi mà siêu bão kiểu Haiyan trở thành thực tiễn cuộc sống. Chúng tôi không chấp nhận việc chạy khỏi bão tố, sơ tán gia đình, chịu đựng sự tàn phá và đau khổ, đếm người chết trở thành đời thường. Đơn giản là chúng tôi không chấp nhận.

Chúng ta phải thôi gọi những sự kiện như vậy là tai họa tự nhiên. Chẳng tự nhiên chút nào khi người dân phải tiếp tục vật lộn để xóa nghèo và phát triển để rồi bị quật ngã bởi sự tấn công dữ dội của một cơn bão mà giờ đây được coi là cơn bão mạnh nhất từng ập vào đất liền. Không tự nhiên chút nào khi khoa học đã cho chúng ta biết sự ấm lên toàn cầu sẽ gây ra nhiều cơn bão mạnh hơn. Không tự nhiên chút nào khi loài người đã thay đổi khí hậu một cách sâu sắc.

Tai họa chẳng bao giờ là tự nhiên. Chúng là sự kết hợp của các yếu tố chứ không chỉ đơn thuần mang tính tự nhiên. Chúng là sự tích tụ của việc liên tiếp vượt qua các ngưỡng kinh tế, xã hội và môi trường. Hầu hết các tai họa đều là kết quả của bất bình đẳng và những người nghèo nhất thế giới phải chịu rủi ro nhiều nhất vì họ dễ bị tổn thương và vì qua nhiều thập niên phát triển không bình thường mà tôi phải nhấn mạnh rằng nó có liên quan tới kiểu theo đuổi tăng trưởng kinh tế đang thống trị thế giới; đây cũng là kiểu theo đuổi cái gọi là tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng không bền vững đã làm biến đổi hệ thống khí hậu.

Bây giờ, nếu các vị cho phép, tôi xin nói ở khía cạnh cá nhân hơn.

Siêu bão Haiyan đã đổ vào quê hương tôi và sức tàn phá của nó đã gây choáng váng. Tôi không có từ nào để nói về những hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy trên các bản tin. Tôi không có từ nào để mô tả cảm giác của mình về những mất mát và thiệt hại mà chúng tôi chịu từ biến cố lớn này.

Đến giờ này, tôi đau khổ khi chờ tin về tính mệnh của người thân tôi. Điều tiếp cho tôi thêm sức mạnh và sự an ủi là khi em trai tôi liên lạc được với chúng tôi để báo là cậu đã sống sót sau đợt tấn công dữ dội. Hai ngày qua, cậu đã thu thi thể người bằng đôi bàn tay của mình. Cậu ấy đói và kiệt sức vì thực phẩm chưa thể đến được với những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chúng tôi kêu gọi COP hãy theo đuổi việc này cho đến khi có kết quả ý nghĩa nhất. Cho đến khi đạt được những cam kết vững chắc nhằm đảm bảo việc huy động các nguồn lực cho Quỹ Khí hậu Xanh. Cho đến khi hoàn thành lời hứa thành lập một cơ chế về tổn thất và thiệt hại; cho đến khi đảm bảo có tài chính cho việc áp dụng cơ chế đó; cho đến khi có các lộ trình cụ thể nhằm đạt được con số 100 tỷ đô la đã cam kết từ trước; cho đến khi chúng ta nhìn thấy tham vọng thực sự với việc bình ổn khí nhà kính. Chúng ta phải chi tiêu tiền vào đúng nơi đúng chỗ.

Trong khuôn khổ Công ước khung LHQ về BĐKH, quá trình này được gọi bằng nhiều tên. Nó được gọi là một trò hề. Nó được gọi là cuộc tụ họp phát ra lắm khí các-bon của những kẻ nhiều tham vọng nhưng vô dụng. Nó được gọi bằng nhiều cái tên. Nhưng nó cũng có tên Dự án cứu hành tinh. Nó được gọi là “cứu ngày mai ngay hôm nay”. Chúng ta có thể sửa lại điều này. Chúng ta có thể chấm dứt sự điên rồ này. Ngay bây giờ. Ngay ở đây, ở giữa sân chơi này.

Tôi kêu gọi các bạn hãy dẫn dắt chúng tôi. Và để Ba Lan mãi được biết đến là nơi chúng ta thật sự quan tâm tới việc chấm dứt sự điên rồ ấy. Liệu nhân loại có tận dụng được cơ hội này? Tôi vẫn tin chúng ta có thể."




Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Rap Thông Tấn Xã

Một sự thay đổi nhẹ về hình thức, một trói buộc nặng về thể loại...






The world as we know...

Hâm

Hâm


Khi mình già chút chút
Mọi thứ xung quanh
lỡ mất bốn mùa
Quẹt tay lên trán tìm ẩn số
Miệng cười méo tiếng
trong mưa


Khi mình già tẹo tẹo
Con đường giữa đêm thành nỗi sợ cõi lòng
Tình yêu thành tiếng chờ bội tín
Ế là nỗi nhớ của xuân xanh


Khi mình già tưng tửng
Ngắm người trong đáy cốc
tròn xoe mắt cười khì
Vị nào mang vào tiếng khốc
Vị nào không cay


Khi mình già, rất già
Đường về đã xa
bình minh màu xám đục
sờn hết miền hoài niệm không màu
khô cứng
Câu duyên cứ
lẻ
Đủ
đau

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Điên

Điên


Anh sẽ kể một câu chuyện khác
Một cõi vô tình
không màu
dối trá
Tình yêu màu vàng ệch
cô đơn màu xám tro


Thần tình yêu là một lão già
chột mắt
Thích đùa giỡn
chân tình
Bằng sự cay độc
của kẻ phản bội
Bằng lãng quên
ngủ vùi
Bỏ hết những tơ tình nơi đáy túi
Bằng hấp hối con tim


Bản tình ca
đưa đám
Vết cứa
tự hứa sẽ lành
Đâu biết con tim vẫn nhói,
hoảng loạn sau cùng nhịp đập
Điên
đến cùng cái chết
tế bào yêu

CVK

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Bình minh thần linh

Bình minh thần linh

Bài trên Phượt


"Sự sống trên trái đất này do mặt trời đem lại và cũng bị mặt trời lấy đi."


Từ xa xưa con người thờ thần mặt trời cùng với các hiện tượng tự nhiên khác trong nỗi sợ và tín ngưỡng thần thánh. Người Nhật Bản coi Thái Dương thần nữ - nữ thần Mặt Trời Amaterasu là nguồn cội của dân tộc, quốc gia mình. Các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng với các thông số tương ứng chu kỳ thiên văn và căn phòng bí mật nơi đặt hầm mộ của các Pharaon được thiết kế để ánh mặt trời rọi vào. Và từ đó Kim tự tháp trở thành bậc thang ngắn nhất để các vị Pharaon đến gần với thế giới thần linh hơn. Đế chế Maya - một nền văn minh thờ phụng thần mặt trời. Trong đó con người, của cải và ngay cả các kim tự tháp đều được hiến tế cho thần mặt trời tối cao.

Với Champa cổ trong quá trình tiếp nhận thần linh Hindu giáo. Thần Surya - thần mặt trời trong Hindu giáo đã được xưng tụng, thờ cúng, khắc tạc trong các đền tháp Champa . "Phù điêu 9 vị thần" - hiện vật tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM mang ký hiệu BTLS 5979. Trên phù điêu này cả hai vợ chồng thần Surya và thần Usa được miêu tả ngồi trên xe có bảy ngựa hồng kéo. Cho đến nay đây là phù điêu duy nhất thể hiện đề tài này tìm thấy ở Champa(1). 
Bức phù điêu lá nhĩ Trà Liên I hiện đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Quảng Trị tạc thần Surya và hai trợ thủ của mình. Trong tác phẩm này thần Mặt Trời "đầu đội Kirita – mukuta hai tầng, mặc áo dài kẻ sọc dày, khuôn mặt nghiêm nghị, lông mày rậm, mũi cao, miệng rộng, tai đeo đồ trang sức to, nặng, hai tay cầm búp sen giơ cao. Hai trợ thủ ngồi hai bên, mỗi vị cầm một cái trượng, khuôn mặt tươi tắn, miệng rộng, môi dày. Bên dưới chiếc bệ có hình 7 đầu ngựa tượng trưng cho 7 ngày, ứng với mỗi đầu ngựa là một đôi chân trước, tạo ra 14 đôi chân." (1a)
Trên đài thờ Khương Mỹ đang trưng bày tại BTĐKCP ĐN có tạc hình kỹ sĩ, cỗ xe ngựa, theo tác giả Hồ Xuân Tịnh tác phẩm này thể hiện thần Mặt Trời cùng cỗ xe ngựa của ông ta (1b)
Riêng tại khu B di tích thành địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có bảy ngôi đền nhỏ từ B7-B13, thờ bảy vị thần Tinh tú Grahas. Trong đó tháp B7 thờ Thần Mặt Trời/Surya, với con ngựa. (1c)
Trong thần thoại Ấn  Độ thần Surya được coi là làm chủ cõi trời, thần Agni làm chủ cõi đất, thần gió Vayu làm chủ cõi không chung. Bản thân thần thần lửa Agni là một trong 10 hiện thân của thần thái dương. Vì vậy trong điêu khắc Champa tại các đền tháp thần lửa được thờ trong tháp bên cạnh các tháp thờ thần phương hướng khác.

Mặt trời xuất hiện nhiều trong các bi ký Champa. Các vị vua được ví có ánh sáng của mặt trời vĩnh cửu. Ánh mặt trời trong ý nghĩa này được miêu tả là sự vinh quang của các vị vua, vẻ oai nghiêm đường bệ như mặt trời, mặt trời được ví như một sự thịnh vượng không pha tạp thanh khiết trong không gian hiến tế, vị vua được ví như tia sáng mặt trời động và bất động... Ngoài ra các vị vua còn có dòng giống mặt trời, các vị vua xây đền tháp cúng những kosa bằng vàng, bạc có gắn đá mặt trời...  Bia Chợ Dinh ở Tuy Hòa, Phú Yên có nội dung ngợi ca Đức ngài Bhadresvara “lâu bền như Mặt trời và Mặt trăng”. Một loạt các bia ký ở thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên , Quảng Nam như bia ký Mỹ Sơn III ví “đức vua Rudravarman với ánh sáng mãnh liệt... như mặt trời”(2).
Mặt trời được ví là hào quang vĩnh cửu của các vị thần - vua. Hào quang, chân lý của vị thần cao nhất. Đó là thần Shiva - thần chủ của Champa cổ. 

1. Thung lũng vắng bóng thần linh

Hầu hết các đền tháp Champa đều quay về hướng Đông. Hướng Đông với các người Champa xưa và người Chăm hiện nay là hướng của thần linh, hướng của cội nguồn của sáng tạo sự sống. Ở đó vào mỗi buổi sáng bình minh trên các đền tháp, ánh mặt trời soi rọi nơi cự ngụ của các vị thần.

Mỹ Sơn thánh địa Hindu giáo lớn nhất của quốc gia Champa. Nơi khởi đầu và kết thúc những ngày tháng huy hoàng nhất của nguồn cội thần linh các vị vua Champa trong suốt nhiều thế kỷ cũng không nằm ngoài quy luật "hướng Đông" này.

Trong một bài viết trên Tạp chí DLVN tháng 8/2007(3). Qua nghiên cứu địa động lực học hiện đại PGS.TS Nguyễn Đình Hòe đã chỉ ra rằng cả năm cụm tháp ở Mỹ Sơn đều quay cửa chính về hướng Đông Nam với những góc lệch khác nhau so với hướng chính Đông từ 9 đến 20 độ. Ông cũng lý giải cho hiện tượng này là do Mỹ Sơn nằm trên hai đứt gãy, đứt gãy khe Vĩnh Trinh cắt qua phía Tây Bắc và đứt gãy Trà Kiệu cắt qua phía Đông Nam Mỹ Sơn đã làm cho các khu đất (mà các cụm đền tháp đã xây dựng trên đó) bị xoay theo chiều kim đồng hồ. Sự xoay theo chiều kim đồng hồ khiến cửa chính của tất cả các đền tháp ở Mỹ Sơn chuyển về hướng Đông Nam làm cho ánh mặt trời buổi sáng không thể chiếu thẳng vào trong tháp. Từ đó PGS.TS Nguyễn Đình Hòe nhận định "Có lẽ người Champa xưa cho rằng thần Siva đã rời bỏ nơi đây nên không cho mặt trời chiếu thẳng qua cửa chính các ngôi đền, vì thế những ngôi đền ở Mỹ Sơn không còn linh thiêng nữa"?!

Thần Shiva đã rời bỏ linh địa không chỉ từ sự dịch chuyển của ngôi đền. Trong lịch sử Champa và thánh địa đã liên tục bị sự tàn phá của chiến tranh với các quốc gia lân bang. Ngay trong thời hiện đại Mỹ Sơn đã không ít lần đứng trước những cuộc phá hủy của cả thiên tai và nhân tai(4).

Hầu hết trong các ngôi đền tại Mỹ Sơn hôm nay, các tượng thờ nếu không bị vỡ vụn, thất lạc thì cũng nằm trong các viện bảo tàng, các bộ sưu tập khắp nơi trên thế giới. Các vị thần được thờ cúng một thời nghiêm cẩn, chỉ có vua và các vị chức sắc tôn giáo mới được chiêm bái thì nay được nhìn ngắm trong hiếu kỳ kinh ngạc của du khách. Thần linh không còn được thờ cúng như xưa trong các đền tháp, dẫu sau hàng năm thánh địa vẫn được đón những người Chăm - hậu duệ của Champa - hành hương về cầu cúng Po Yang. Có lẽ với họ thần linh vẫn ở đó, hiện hữu trong từng lòng tháp, trong lòng họ với ước nguyện một cuộc sống đủ đầy hơn để hàng năm họ còn có điều kiện về thăm viếng Mỹ Sơn nhiều hơn. 

2. Bình minh thần linh

Lễ hội Katé lễ hội lớn nhất của người Chăm nơi tưởng nhớ, cầu cúng các vị thần linh, các anh hùng dân tộc đã có công với Champa. Đây cũng còn là dịp để các người con Chăm xa quê về đoàn tụ với gia đình, về Palei, lên Bimong đón Katé, cầu cúng Po Yang phù hộ. 

Tôi, một người ngoại đạo, ngoại tộc bị quyến rũ từ sự huyền bí của từng thớ gạch đền tháp đến nụ cười tỏa nắng của những bạn trẻ Chăm đã quyết định không chỉ một lần dự Katé. Tôi chọn đến chân tháp sớm để cảm nhận một cảm xúc khác. Thật vậy nếu bạn đã từng có lần dậy sớm đón bình minh hoặc thao thức suốt đêm để đón ánh nắng đầu tiên tại một vị trí đặc biệt, với một ai đó đặc biệt. Hoặc đơn giản đón sáng một mình thôi. Bạn sẽ có cảm giác giống tôi lúc này. Sự choáng ngợp và ngỡ ngàng như vỡ òa trong khoảnh khắc mặt trời mở mắt. Ngay khi đó phần lớn bầu trời trên đầu tôi vẫn còn đen một màu của đêm. Phía chân trời Đông những tia nắng đầu tiên chỉ đủ làm đôi mắt còn đang còn quen với bóng tối chói và lòa một chút trong giây lát. Xung quanh tôi vẫn tối om, phía sau lưng chỉ có ánh sáng đèn điện trong kalan(đền thờ chính) cùng tiếng khấn nguyện lầm rầm của những người Chăm đi cúng sớm. Lia máy lại về phía Gopura (tháp cổng) đã thấy hòn lửa xuất hiện. Ánh sáng chiếu thành tia ngập tràn lấy khuôn hình. Chỉ vài giờ nữa thôi, trong hành trình của mình, mặt trời sẽ mang ánh sáng của mình chiếu xuyên qua Gopura, đến Mandapa (nhà dài - nơi này sẽ diễn ra lễ múa), vào trong Kalan. Và khi đứng bóng mặt trời cả khu đền tháp vào ngay giữa trưa thì đại lễ bắt đầu. Trong chói chang ánh nắng đó là lần lượt các lễ tục diễn ra trong lời hát thánh ca, các lễ tắm, thay xiêm y cho thần Shiva. Và ấn tượng nhất là khoảnh khắc té nước lên trên lá nhĩ - trám cửa tháp - nơi ngự của thần Siva. Khoảnh khắc mà tôi chưa bao giờ bắt kịp được. Ngay sau đó là những bà mẹ Chăm hứng lấy nước từ trên tượng thần nhiễu xuống như một sự linh diệu được ứng nghiệm. Trên cao kia mặt trời rực nắng, lễ cầu nguyện kết thúc bằng những điệu múa đầy sắc màu và giai điệu rộn ràng như ngàn năm trước đã từng diễn ra trên đền tháp này.

Ngày nay trên các đền tháp mà người Chăm còn thờ cúng như tháp Bà Po Ina Nưgar, tháp Porame, tháp Po Klaong Garai, tháp PoDam, tháp Po Sah Inư... Thần mặt trời Pô Atlitiak(thần mặt trời Surya đã được biến đổi) vẫn thỉnh mời trong các nghi lễ. Đặc biệt "thầy Kadhar - một thầy tín ngưỡng dân gian Chăm thờ thần mặt trời (yang prong). Do đó Rabap chỉ được thầy Kadhar sử dụng để hoà âm với các bài thánh ca, ca ngợi các vị thần trên trời ở lễ hội như lễ hội đền tháp, lễ tế thần linh puis, payak, lễ tế trâu…" (5)

Một ngày nào đó thần mặt trời vẫn được hậu thế biết đến từ sự chói lòa của thần chủ Siva như trong lời minh văn được khắc tạc ngàn năm trên đá.
Một ngày nào đó thần mặt trời vẫn được hát lên trong những bài thánh ca trong mỗi dịp lễ tục của người Chăm. 
Một ngày nào đó mặt trời vẫn còn chiếu sáng trên miền tháp nắng thì ở đó những ước nguyện cầu mong của người Chăm vẫn mang nhiều hy vọng về một cuộc sống bình yên. Một hy vọng giản đơn vật thôi mà thật khó cho những mảnh vỡ cuối cùng suốt ngàn năm dâu bể.

CVK


(1): VỀ NHỮNG HIỆN VẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA TRONG BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - QUẢNG VĂN SƠN
http://yume.vn/sonputra/article/ve-nhung-hien-vat-dieu-khac-da-champa-trong-bao-tang-lich-su-viet-nam-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.35D40BB9.html
(1a): Tinh hoa Quảng Trị: 10 bảo vật quốc gia
http://giadinh.net.vn/van-hoa/10-bao-vat-quoc-gia-20090115090857482.htm
(1b): Ngựa trong nghệ thuật Champa
http://hotinh58.blogspot.com/2012/12/ngua-trong-nghe-thuat-champa.html
(1c): 

KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN

Thánh Ðô Mỹ Sơn: trung tâm nghệ thuật của vương quốc cổ Champa Trần Kỳ Phương
 http://www.ivce.org/magazinedetail.php?magazinedetailid=MD00000108
(2): Vương Quốc Champa - Lương Ninh. NXBD9HQGHN2006, tr271, 275, 279
(3): Góp phần giải mã bí ẩn lớn của Di tích Mỹ Sơn -  PGS.TS.NGUYỄN ĐÌNH HÒE.  Tạp chí DLVN tháng 8/2007
http://www.vtr.org.vn/index.php?pid=782
(4): Những lần Mỹ Sơn suýt bị phá hủy
http://chauvankynh.blogspot.com/2013/10/nhung-lan-my-son-suyt-bi-pha-huy.html
Ba thảm họa lớn nhất tại thánh địa Mỹ Sơn từ đầu năm 2013 đến nay
http://chauvankynh.blogspot.com/2013/10/ba-tham-hoa-lon-nhat-tai-thanh-ia-my.html
(5) Trích trong "Lễ hội của người Chăm" - Tác giả: Văn Món - Sakaya
http://www.vnptninhthuan.com.vn/SacCham/Nhaccutruyenthong.htm



Hình ảnh: "Bình minh thần linh"

Bệ thờ tạc 9 vị thần (Navagraha) của văn hóa Chămpa trưng bày ở bảo tàng Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM mang ký hiệu BTLS 5979. Nguồn



Một sáng bình minh tại tiểu quốc Aryaru, Champa (nay là Tuy Hòa, Phú Yên). Phía xa là đền thờ nữ thần Po Ina Nưgar hay được biết dưới tên tháp Nhạn. 









Còn đây là buổi trưa đứng bóng tháp 




Bình minh thần linh xứ Panduranga, Mbăng Katé 2012 - Bimong Ppo Rame





















Một buổi trưa gắt nắng tại ngôi đền Po Dam (Pô Tầm), Bình Thuận



Một trưa gắt nắng tại Bimong Yang Pakran hay thường được biết đếnn với tên tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận 






Trưa tháng 5 trước ngôi đền Yang Prong ở Easup Đak Lak 



Một buổi sáng mùa xuân, nắng chan chứa phía trước ngôi  đền thờ nữ thần Po Ina Nưgar linh thiêng ở Nha Trang, Khánh Hòa






Bình minh thần linh trước giờ hành lễ trên Bimong Po Klaong Garai, Mbăng Kate 2010, 
Phan Rang Ninh Thuận