Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Xe giường nằm tính ổn định rất kém

Clip: VTC14_Xe khách giường nằm và những điều chưa biết



"90% tai nạn xe khách liên quan đến xe giường nằm"

"Xe khách thông thường trọng tâm dồn xuống dưới dưới giữ cân bằng cho xe. 
Xe giường nằm trọng tâm bị đẩy lên cao, đặc biệt là khi đi ở tốc độ cao, đi vào đường vòng tính ổn định sẽ rất kém. Do đó cần tăng tải trong của thùng xe và nâng cao tay nghề của lái xe" 

"Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe khách giường nằm, chiếm tới 90% tổng số vụ tai nạn xe khách, mà một trong những nguyên nhân là do các doanh nghiệp vận tải đã cải tạo xe cho phù hợp với nhu cầu của hành khách, nhưng lại không quan tâm đến quy chuẩn thiết kế của xe cũng như đào tạo đội ngũ lái xe phù hợp với loại phương tiện này."

Những mảnh thu tháng 10

Những mảnh thu tháng 10


Sáng mở mắt ra đã thấy âm ấp những lá váng, những mơ màng sóng sánh nắng để thấy mùa thu ở đâu cũng vậy. Những chiếc lá cuối cùng đã vàng hết báo hiệu một mùa đông băng giá sắp tới dẫu một mùa bão chưa qua.

Thu không chỉ là thời khắc của những biến đổi thiên nhiên kỳ diệu. Cái tiết trời lành lạnh se se kia dễ làm cho người ta hồi tưởng những mảnh tình xưa cũ. Những mảnh tình ấy dẫu đã biến đổi sau một đêm thức giấc như thảm lá ngoài kia.

Sài Gòn hôm nay nắng đã bớt chói chang và những chiếc lá cũng bắt đầu rơi cho một mùa thay áo. Những câu chuyện cũ mèm được đem ra khề khà bên bàn nhậu. Mùi men cũng cũ rích như tiếng hát phát ra từ chiếc đài nơi xó tủ:

"Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi" (*)

Nắng mùa thu lạ lắm, nó cứ hoang hoai đơn côi thành vệt, thành vết trên một bờ vai nào đó. Như một cái chạm nhẹ mà ấm áp của một bàn tay, như kỷ niệm chợt ùa về trong chất chứa bao la miên man nhớ. Còn gió từ lòng sông thổi qua phố đến những hẻm hốc, mùi sông đã vơi và kèm theo rất nhiều vị đời. Vị mặn của mồ hôi trên vạt áo thắm nắng tháng 10. Cái vị nồng khét nắng của những mái đầu còn đầy toan tính dẫu màu đen tóc không còn nhiều nữa.

Dòng sông Sài Gòn như mái tóc buông của cô gái ngủ quên. Gió bay, tóc bay. Vài sợi lướt qua mặt, vài sợi trượt qua kẽ tay tưởng chừng như được vuốt. Đừng! Hãy để cô ấy ngủ! Một chút yên giấc trong lơ đễnh cũng thật bình yên. Dòng sông trôi đi cuốn bớt bao muộn phiền.

Bức tranh sắc màu xuất hiện thêm vài nhân vật "nhặt lá, đá ống bơ" nơi cuối đường. Cái nhìn ngơ ngẩn chợt đứng im khi một chiếc lá - à một hình bóng quen mà lạ vụt qua. Màu vàng hấp dẫn kia nhuốm chút màu tuyệt vọng. Cái bỗng dưng ngay lúc này dễ làm người ta đổ sập. Nước mắt đủ rơi cho một ngày như vậy.

Cái nắm tay trong một ngày cuối tháng kết thúc những ngày yêu để sang những ngày bên nhau trong trách nhiệm. Ánh flash lóe lên, nụ cười nhếch lên, ánh mắt đưa lên... rồi cụp xuống. Rồi lập đi lập lại cho chọn một bộ ảnh. Phố như chỉ có hai người, chỉ có nụ cười còn hiện hữu. Cuộc sống ngày mai có thể có cả những cảnh diễn, những cuộc tìm kiếm như phim, những nụ cười cho riêng và cho chung một ai khác một khi trái tim mệt mỏi. Thì cũng cố gắng đóng nốt, diễn đạt và cười mãn nguyện sau cuối cánh gà.

Mùa thu không phải mùa của những bạn tình. Nhưng là thời gian dễ làm bạn tình thay đổi. Bởi đó là khoảng khắc bề bộn nhất, mềm yếu nhất, dễ bị gục ngã nhất... trước một cử chỉ gọi là tình yêu.

"Và em có hay khi mùa thu tới
hồn anh ngất ngây " (**)

(*): Mùa Thu Chết. Phạm Duy
(**): Mùa thu cho em. Ngô Thụy Miên

31/10

Lính thời bình: Linh tinh ma cỏ

Lính thời bình: Linh tinh ma cỏ


Nếu hỏi: "Bạn đã từng nhìn thấy ma ngoài đời thực giống như trong truyện hay phim ma chưa?". Phần nhiều có lẽ nhận được câu trả lời là: Chưa. Trả lời: Có - Có lẽ trong ác mộng.
Bọn tôi như phần nhiều lính trong đơn vị cũng vậy. Chưa nhìn thấy ma ngoài đời. Chỉ nhìn thấy những thứ từa tựa. Có lẽ đó cũng là ma?!

Thứ ma đáng ghét nhất ở đơn vị mà hay phải gặp là "ma đầu đen".  Bọn này rất ít nhưng cũng đủ làm náo loạn đơn vị mỗi lần báo động kiểm tra quân tư trang. Chúng hoạt động rất thầm lặng, luôn lợi dụng lúc vắng người để tiến hành chôm chỉa. Mà đồ của lính thì có bao nhiêu đâu. Vài bộ quần áo, cuốn sổ... thằng nào hiền thì còn giữ được ít bách hóa. Nói chung đời lính mà không mất món đồ nào là có lỗi rất lớn với những con ma đầu đen này. Có lần mình bị mất cái quần dài rằn ri. Nó lấy cái quần của mình và lấy cái áo rằn ri của một quê khác. Tai ác là hai cái không cùng màu nhau. Thủ đoạn bọn này chuyên gia vậy, lấy món của người này, rồi món của người khác thành một bộ tuồn ra ngoài bán. Chả đáng bao nhiêu nhưng mất thường xuyên nên bực đến phát cáu. Đơn vị cắt người trực trưa thì có đỡ hơn. Nhưng rồi lại chuyển sang lấy khăn mặt và quần đùi. Mấy cái này khó bán vì thường đã cũ. Chúng chơi chiêu đi ngang giả vờ cầm nhầm, mình phát hiện là nó bảo nhầm, xí xóa. Sống tập thể chả lẽ mỗi lần mất đồ lại báo thủ trưởng là em mất khăn mặt, em mất quần đùi thì cũng ngại. Chúng tôi bắt đầu thắt chặt an ninh và khoanh vùng các đối tượng khả nghi. Và mấy cái balo khóa rồi cột chặt xuống giá treo(Vì có nhiều lần bị lục balo và chúng nó trộm luôn balo). Vui cái là bọn này rất thích sang phòng khác chơi la cà, thấy cái gì hở ra là liếm. Nên phải để ý kỹ, chúng nó sang chầu rìa mấy hội đánh bài thế nào lúc về cũng đi luôn đôi dép lành nhất bọn.
Thường khi tóm tại trận bọn này, cách xử lý êm đẹp và gọn nhẹ nhất là vào mùa hè trùm chăn cho một trận, còn mùa đông cho nó xuống bể nước cho mát. Biết là hơi ác nhưng chúng nó vẫn chứng nào tật nấy, vẫn mặt dày qua chơi. Một trong những tên ấy sau khi khua khoắng đơn vị không có kết quả. Nó xuống bếp tấn công phòng trợ lý hậu cần tiểu đoàn. Chưa kịp được gì thì bị bắt sống. Sau một hồi ăn đủ cơ số bánh vả với bánh tát trên đại đội, cu chàng lên tiếp hiệp nữa trên nhà chỉ huy tiểu đoàn. Một đề nghị tạm giam trên trung đoàn vào thứ 2 đầu tuần sau. Mãi đến khi ra quân chúng tôi mới gặp lại cu chàng lần nữa.

Hồi đi làm hào cho cơ quan trung đoàn diễn tập cơ quan. Chả biết tụi trinh sát trung đoàn vạch vẽ thế nào mà bọn đại đội 5 đào ngay vào quan tài của đồng bào. Cái mả cũ nhìn trên thực địa không còn dấu vết gì hết. Và cũng may vì có vẻ cái mả là mả hoang, quanh đấy cũng không có người dân nào đến nhận. Nếu không thì cũng to chuyện.
Bọn đại 5 xả đất xuống thấy ván lộ ra là dừng. Mấy ông cán bộ đi sắm ngay cái lễ và cho đắp lại mộ. Mả được vun cao và tôn bề thế hơn. Chỗ bị lộ ván do không thể dịch chuyển lại đường hào nên mấy ổng cho kè đá chắc lại. Đường hào đáng lẽ đến chỗ ấy phải thành góc tử giác lại biến thành một hình trăng khuyết(tránh mộ) trông như hố bắn của bọn đại liên PKMS đến là lãng mạn.
Ở đơn vị bãi tập cũng hay có mả, thấy cũng bình thường. Đêm ấy phân công gác mấy hầm gần cái mả đó thì thằng nào cũng run. Mà run nhất là mấy thằng hồi chiều động mộ. Đêm bọn tôi gác bên đại đội mình vẫn nghe tụi đại 5 nói chuyện ồn ào suốt đêm. Có lẽ mấy cu sợ không dám ngủ. Bọn tôi tính qua hù chúng nó trận mà rồi ngủ lúc nào không hay. Suốt đêm đó cũng không có chuyện gì xảy ra nữa. Cái mả cong bị sạt lần nữa sau một trận mưa. Chúng tôi đắp lại kèm một bó hương to sụ cháy rực một ngày đông rời xa Trại Bò. Những vơ vẩn sau này lại bị cuốn theo một đám đưa ma cháy đỏ đuốc giữa đêm rét căm căm và hình ảnh gùi người thân đã khuất lên đỉnh núi cao để táng.

Mỗi lần đi diễn tập có hai thứ gớm nhất đó là rắn và lọt chân xuống hầm hố. Lần ấy diễn tập cấp tiểu đoàn, lúc vào chỗ trú quân thấy bên đường đủ thứ hầm hào cũ mới có cả. Chưa kể là những hố sâu hun hút như giếng. Đó là giếng đào vàng sa khoáng hay thấy cạnh những con sông ở Bắc Giang. Thứ này mà lọt xuống thì có giời cứu.
Đêm hôm ý sau hồi no say bữa tối. Thằng Niên cầm xẻng ra ngoài hầm rồi còn gọi với vào trong: "Phong ký giấy rồi cầm xẻng theo tao mau". Thằng Phong ném ra cửa hầm quyển vở giọng tức tối: "Cái xí chỉ làm để kiểm tra thôi đấy. Lên đồi mà đào hố mèo. Mày mà làm hỏng cái xí thì no đòn nha con". Nói xong nó phi ra cái giày đầy đất. Mà thằng Niên chạy từ bao giờ rồi. Thằng ku tơn tơn đứng ngó vị trí các hầm để kiếm chỗ đặt xẻng đào hố mèo. Nó đi ngược lên triền dốc, rồi lại xuống. Chân cứ như ai kéo, trôi tuột. Không kịp kêu một tiếng thì nó đã thấy mình nằm gọn dưới đáy hố. Nhìn ngược lên phía miệng hố chỉ thấy tối sầm và cỏ cây rậm rì. Mà một chân nó bị một vật nặng đè lên. Thằng ku hoảng, mai còn 30 cây đợi nó, chân giờ mà gãy một đống dưới này thì to chuyện. Tay rờ mó vào vật kia, khi cam chắc là gốc cây, cu chàng cọ quậy xem có gãy chân không thì một mùi tanh phà vào mang tai nó, còn phát ra tiếng sè sè. Rắn. Trong tối thế này không biết nó to nhỏ thế nào nữa. Thằng Niên bất động.
Trên miệng hố bỗng vụt lên ánh pháo sáng, kèm theo tiếng nổ oành oành của thuốc nổ ở đồi bên kia. Cái tiếng sè sẽ kia im bặt. Dứt tiếng nổ là tiếng bước chân bình bịch phía trên. Niên hướng về phía miệng hố gọi: "Phong ơi tao ở đây, dưới hố này".
Vài giây sau có vài bóng đen lố nhố trên miệng hố. Tiếng thằng Phong: "Bố có sao không, mà bố nói nhỏ cho con nhờ.". Nó thả dây buộc cái đèn phin xuống hố cho Niên.
Dưới này Niên cũng đã rút chân ra khỏi cái gốc cây. Cầm cái đèn phin nó coi xung quanh. Cái hố này hóa ra là một đường hào lấp chưa kỹ từ diễn tập khóa trước. Nếu đúng vào những cái giếng vàng kia thì... Mà con rắn đã chạy đâu mất. Lên đến miệng hố bên tai thằng Niên vẫn còn văng vẳng cái tiếng sè sè tanh nồng lẫn trong tiếng thằng Phong: "Đi bĩnh hố mèo không muốn lại gặp hố voi".

Tân binh lính kể chuyện

Kỳ trước:

Lính thời bình: Ngu sĩ


Những thiệt hại ai sẽ giải trình???

VTC14_Phát triển thủy điện: Mất nhiều hơn được?


"Thủy điện đem lại được bao nhiêu lợi ích cho xã hội, có đủ để bù đắp cho những thiệt hại mà nó gây ra?" - Trích

Cơn khát năng lượng hôm nayLà thảm họa con cháu phải chịu trong tương lai.

Chạy đua phát triển thủy - nhiệt điện, hạt nhân... là cách nhanh nhất giết chết giống nòi và điều đó thì không thể cứu vãn.

Chờ "ông" lắm chắc luật rồi mới chào nha


""Thậm chí nhiều trường hợp trên đường, người dân hỏi về luật sâu quá. CSGT nắm không chắc dẫn đến bực bội rồi phát biểu tùy tiện dẫn tới xung đột cãi cọ"

Đại diện Cục CSGT cho biết "Cảnh sát chỉ chào hỏi người lịch sự, và không chào hỏi người vi phạm bất hợp tác".

Trích




Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Facebookgate

Facebookgate


"Barack Obama Follow Angela Merkel"
1972 like. 2013 share

Angela Merkel: Please tell Michelle Obama that I just bought a brand new dress VL.

David Cameron: <3 (heart)

Edward Snowden: Julian Assange he he

Julian Assange like and reply: I have a dream... :v (Pacman)

Vladimir Putin share: KGB - plan B

Xi Jinping share (^^^) (Shark *)

Kim Jong-un com: Oppa Sam styles.

Nguyễn Tấn Dũng: Let's build strategic trust!

Mark Zuckerberg:  Facebookgate O:) (angel)
And like com Angela Merkel, reply: I want a VL for Priscilla Chan!

Tobecontinued...

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Họ

Họ

Họ ghét tôi. 
Nhưng vẫn
quan sát, theo dõi tôi hàng ngày. 

Khi tôi mắc sai lầm 
hoặc
khi tôi nói không đúng ý họ muốn nghe
hoặc
đơn giản chỉ vì tôi nói điều tôi nghĩ.

họ hùa vào 
chửi rủa
mạt sát
ném đá 
...
tất tần tật
(Họ còn làm điều đó với nhau,
thứ cỏn con như tôi
có sá gì)

Tôi
mặc kệ
Chỉ thấy
họ 
cô độc
nhỏ bé

đáng thương làm sao.

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Thủ ác

Thủ ác

Giở một tờ báo vào loại tốp đầu ra đọc, lại thấy cái ác hiển hiện trên từng con chữ. Một đống tin tức từ truyền thông không biết cái nào là sự thật. Chỉ thấy hoang mang.

Vụ việc bác sỹ thẩm mỹ phi tang xác khách hàng. Bây giờ mới thấy cụm từ "nỗi nhục của giới y khoa" từ phía cơ quan y tế. Bà bộ trưởng vẫn vậy điềm đạm và thẳng tay như khi nhìn thấy máu trong phẫu thuật. Một bà thứ trưởng thay mặt ngành y tế xin lỗi toàn thể nhân dân trong khi bà bộ trưởng đi nước ngoài. Có người bảo năm nay là năm hạn của bà bộ trưởng, năm 2013 là năm đen tối của nhiệm kỳ của bà. Và bà vẫn tại vị. Vâng cứ nhẹ tênh đi. (1)

Trong hàng loạt các vụ bốc mộ do các "nhà ngoại cảm" chỉ đạo, kết quả giám định cho kết quả là xương động vật. Một cán bộ quân đội nói rằng "Công việc đền ơn đáp nghĩa với người có công liên can đến tồn vong của chính thể này". Nói rộng ra sự tồn vong dựa trên một quân đội có tổ chức kỷ luật và một bộ máy chính quyền hiệu quả. Vế thứ nhất phía lề trái đang đòi phi chính trị. Vế thứ hai thì ai cũng biết, chửi nhiều phát chán trơ lỳ mặt dày không tả. Bao nhiêu năm qua các nhà ngoại cảm lộng hành làm mưa làm gió nếu không có người chống lưng, nếu không có sự cổ súy của truyền thông... thì liệu tội ác vô nhân tính đó có tồn tại đến ngày hôm nay mới bị bêu ra?

Nhân cái chuyện cứu trợ bão lụt. Năm nào dân cũng thiệt hại mạng người và của cải. Và năm nào cũng lôi ra được mấy vị ăn tiền cứu trợ của dân. Các vị đi cứu trợ lỡ có sa chân thì nhân dân cũng tán thán, thắp cho các vị nén nhang. Vậy mà lỡ lòng nào các vị ăn chặn tiền đồng bào đóng góp. Các vị bảo "các ông lớn tham nhũng đầy ra có ai làm gì đâu. Chúng tôi chỉ làm tí tỉnh". Thì vâng "Chết đi dân lập miếu thờ" và cũng có thể "Chết đi dân rủa rất nhiều" các vị ạ.

Mấy vị lấy hình mẫu nước ngoài về quê nhà đòi thay quyền thoán vị. Cái hình mẫu của các vị thấy toàn xả súng, buôn vũ khí, nghe trộm và cứu thế giới bằng chiến tranh. Dù là quân xanh hay quân đỏ thì những kẻ kéo chiến tranh trở lại lần nữa cũng thủ ác như nhau.

Dân thường thì vẫn vậy. Chửi đổng khi ức chế và bật lại khi bị lột sạch túi. Họ vẫn táng nhau đến chết vì những lý do rất dở hơi (như tư thế lạ) nhưng thành chuyện to trên mặt báo. Kẻ thủ ác lúc này là những con kền kền nhân danh sự thật tha hồ rỉa rói. Có nên tội nghiệp cho điếm chữ hay không?

Tội ác bắt đầu từ sự vô tâm. Nếu mỗi ngày tội ác đập vào mắt bạn và bạn trơ lỳ trước nó. Chả mấy kẻ thủ ác chính là chúng ta.

CVK

1: Những câu chuyện về mạng người









Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ba thảm họa lớn nhất tại thánh địa Mỹ Sơn từ đầu năm 2013 đến nay

Ba thảm họa lớn nhất tại thánh địa Mỹ Sơn từ đầu năm 2013 đến nay


1. Đầu tháng 4/2013 con suối cổ Khe Thẻ nằm trong quần thể di tích Mỹ Sơn bị bê tông hóa. Hậu quả là chặn đứng dòng chảy tự nhiên của con suối, nhiều tầng văn hóa đã bị xúc đổ và tốn kém tiền của của nhân dân(1)

2. Tháng 9/2013 tháp Mỹ Sơn B3 bị nứt, nghiêng(2). Trước đó nữa đã là tin đã hoàn thành xử lý ẩm mốc lòng tháp Mỹ Sơn Khu B,C,D(3)?

3. Tháng 10/2013 bão số 11 tấn công thánh địa. Thiệt hại là "1,6 tỉ đồng bao gồm 80% diện tích cây trồng tạo cảnh quan bị ngã đổ, quầy dịch vụ, nhà biểu diễn, văn phòng thuyết minh… bị hư hại" (4). Về di tích "3 cây lớn ngã đổ đề lên tháp Mỹ Sơn E3"... 

Trước đó vào tháng 4/2013 đã công bố kết quả đề án “Nghiên cứu thiết kế, trùng tu cảnh quan đô thị và nghiên cứu phòng chống nguy cơ lũ lụt, thiên tai tại Di tích Văn Thánh, Võ Thánh thành phố Huế và quần thể tháp Chămpa ở miền Trung Việt Nam” (trong đó có tháp Chămpa Phú Diên) do Đại học Bách khoa Marche và Đại học Khoa học Huế, Bảo tàng Lịch sử & Cách mạng phối hợp thực hiện từ năm 2010(5). 
Đề án này có lẽ cũng như bao đề án khác chỉ dừng ở việc kiến nghị và đề xuất?!

Đối với riêng thánh địa Mỹ Sơn, việc làm có vẻ thực tế nhất trong thời gian qua(cho du lịch?) đó là kết thúc dự án bảo tồn và tu bổ nhóm tháp G (6) và hoàn thành nhiều hạng mục nâng cấp đập Thạch Bàn (7). Chưa kể một cuộc thí nghiệm mới "bảo tồn bằng công nghệ nano" đang chờ các di tích Champa(8). Và mới đây trong một chuỗi các hoạt động "trùng tu" đền tháp Champa. Như trùng tu các đền tháp ở Ninh Thuận, Bình Thuận (9). Đền tháp Yang Prong ở Ea Súp, Đắk Lắk đã có một diện mạo hoàn toàn mới, "sạch sẽ từ đầu tới chân" (10). 

Với một di sản thế giới như thánh địa Mỹ Sơn thì báng bổ thần linh, khoanh nuôi bán vé, trùng tu làm mới... đã trở thành điều gì đó hiển nhiên?! Chúng đập thẳng vào những mảnh ký ức còn sót lại của Champa. Và nối tiếp những thảm họa đã từng suýt phá hủy thánh địa trong quá khứ(11)

Buồn vui chẳng biết, chỉ thấy hoang mang....



(1): Hình ảnh ngang nhiên "phá" thánh địa Mỹ Sơn
http://tinyurl.com/qxfxshe
(2): Lập phương án chống đỡ cấp thiết tháp B3 Khu di tích Mỹ Sơn
http://tinyurl.com/l2yjfuc
(3): Hoàn thành xử lý ẩm mốc lòng tháp Khu B,C,D 
http://tinyurl.com/nzw4uk5
(4): Bão số 11 - những hình ảnh mới nhất từ thánh địa Mỹ Sơn
http://tinyurl.com/qfscg5u
(5): Cần sớm bảo vệ các đền tháp Chămpa
http://tinyurl.com/ovquvk2
(6): Hình ảnh trùng tu khu tháp G thánh địa Mỹ Sơn
http://tinyurl.com/poeauvu
(7): Hoàn thành nhiều hạng mục nâng cấp đập Thạch Bàn http://tinyurl.com/mwtejnp
(8): Triển vọng bảo tồn các di sản bằng công nghệ nano???
http://tinyurl.com/m75ydaa
(9): Tiền tỷ trùng tu, tượng thần vẫn mất
http://tinyurl.com/mkx6l7o
(10): Bimong Yang Prong sau khi "tắm trắng" 13 tỷ đồng
http://baodaklak.vn/channel/3522/201310/di-tich-duoc-xep-hang-bao-gio-phat-huy-hieu-qua-2266624/
(11): Những lần Mỹ Sơn suýt bị phá hủy
http://chauvankynh.blogspot.com/2013/10/nhung-lan-my-son-suyt-bi-pha-huy.html

Cơn khát năng lượng hôm nay

Cơn khát năng lượng hôm nay. Là thảm họa con cháu phải chịu trong tương lai.
Chạy đua phát triển thủy - nhiệt điện, hạt nhân... là cách nhanh nhất giết chết giống nòi và điều đó thì không thể cứu vãn.

Champa - Tình yêu và bí ẩn

Champa - Tình yêu và bí ẩn

Chuyện xuất hiện "Viên gạch khắc ký tự Sanskrit ở di tích hoàng thành Thăng Long"(1) và "Chữ "Trần" ở tháp G Mỹ Sơn"(2). Cũng như mới đây là chuyện ký tự chữ Hán trên "cột đá làm trụ cửa của tháp phía nam" khu đền tháp Dương Long, Bình Định(3). Có lẽ cũng thường như chuyện tìm thấy di vật Đông Sơn trong di tích khảo cổ Sa Huỳnh và ngược lại. Các nhà khoa học đưa ra lý giải về sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia cổ hoặc những người thợ lưu dấu tích quê hương hoặc có thể là sự vô tình, cố ý không được ghi chép lại?!
Các lớp văn hóa cứ chồng lớp lên nhau theo bề dày lịch sử. Biết đâu đó những thắc mắc của hậu thế hôm nay về quá khứ có thể đó không phải là điều gì to tát xưa kia. Hậu thế cứ mải đi tìm câu trả lời về một quá khứ mình chưa từng trải qua. Và quá khứ đó có thể họ chưa từng thuộc về. Một nền văn minh mà người ta có thể dễ dàng hiểu về nó, có thể đọc vanh vách nó như vẹt, như sách thì thật là chán. Có lẽ các bí ẩn sẽ càng thú vị nếu nó mãi bí ẩn. Sự tìm tòi của con người cho họ sự hiểu biết về quá khứ, hiểu biết về phương pháp nghiên cứu. Và quan trọng hơn họ tiến đến gần với sự tự hiểu mình.
Có lẽ bạn sẽ không đồng ý với C&M về ý kiến trên. Nhưng chắc chắn bạn sẽ tò mò về những bí ẩn của Champa khi bạn thực sự quan tâm đến. 
Chúc bạn tìm thấy sự thú vị ở đâu đó trong cuộc kiếm tìm của mình.
Champa không còn nữa. Nhưng tình yêu với Champa sẽ còn mãi trong như những thắc mắc của người ham hiểu biết và ngưỡng mộ Champa.

C&M 

Chú giải:
(1) "Viên gạch khắc ký tự Sanskrit ở di tích hoàng thành Thăng Long" 
http://goo.gl/TyFYF4
(2) "Chữ "Trần" ở tháp G Mỹ Sơn" 
http://goo.gl/QyIBpp 
(3) "Ký tự chữ Hán trên cột đá làm trụ cửa của tháp phía nam khu đền tháp Dương Long
http://tinyurl.com/kstuojz
http://tinyurl.com/lyu6vc3

Những lần Mỹ Sơn suýt bị phá hủy

Những lần Mỹ Sơn suýt bị phá hủy

- "Năm 1937-1944 Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp xây dựng một đập nước để chuyển dòng con suối lớn nhằm bảo đảm an toàn cho khu tháp A, nhưng một trận lũ lớn đã phá hủy đập nước này vào năm 1946" (1)

- Trận bom những năm 1969 - 1972 phá hủy hầu hết các kiến trúc đẹp nhất và uy nhất nhất của thánh địa. Tiêu biểu là ngôi đền A1 - ngôi đền tháp gạch thuộc loại đẹp nhất. Ngôi đền B1 - ngôi đền bằng đá duy nhất được từng biết đến (2) (3). Ngồi đền A10, khu G...

Cuối thập niên 1970 đầu 1980, Mỹ Sơn suýt chìm dưới đáy hồ Khe Thẻ (4). Chưa kể Hội An - Faifo cũng may mắn thoát nạn nhờ bí thư Hồ Nghinh

- Năm 2007, quân đội tháo dỡ quả bom nặng nửa tấn có thể san bằng hết thánh địa. Hiện nay thánh địa vẫn còn bom(5)
...
Chưa kể những lần sập đổ sau những mùa lũ (6)

(1) CÁC GIAI ĐOẠN TRÙNG TU 
http://bit.ly/18knXWk
(2): "ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích"
http://bit.ly/15F2fd0
(3):"nhưng do một biến cố nào đó, ngôi tháp cuối cùng ở Mỹ Sơn đã không được hoàn thành."
http://bit.ly/1aOw0Pv
(4): Di sản trong lòng dân
http://bit.ly/1dDXKSW
Ông bí thư cứu hai di sản văn hóa thế giới
http://bit.ly/18mV9zL
(5): Bom nặng nửa tấn trong khu di tích Mỹ Sơn
http://bit.ly/16IzE5X
(6) THÁNH ĐỊA MỸ SƠN QUẢNG NAM - TRÙNG TU
http://bit.ly/10Zykgf

Mưa tháng 10

Mưa
Thu trốn biệt
tiếng thở hắt ra
chỉ thấy lá vàng

Mưa
Những cơn bão cuối cùng
chưa dứt
nhà tan hoang
dựng lại
nợ nần

Mưa
Thổi về
đâu là gió ấm
ren rét đêm
tim côi
len lén
kiếm
tìm

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Vì sao miền trung thường bị bão lụt?

Lưu bài để đi hỏi cao nhơn

Vì sao miền trung thường bị lũ lụt?
http://www.google.com.vn/giaidap/thread?tid=3471a9b3158cb469

Nguyên Nhân Lũ Lụt Lớn ở Miền Trung
http://sachhiem.net/XAHOI/T/TranTienKhanh.php

Nhận diện căn nguyên lũ lụt miền Trung
http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=138473

Tại sao miền trung hay bị bão lũ hơn miền bắc và miền nam ?


Tại sao bão thường vào miền Trung


Bão miền Trung để... tránh hạn hán


Bài viết hay về phượt

Lưu bài


Hẹn hò với lãng tử

http://www.phuot.vn/content/1513-H%E1%BA%B9n-h%C3%B2-v%E1%BB%9Bi-l%C3%A3ng-t%E1%BB%AD

 

Hẹn hò một cô gái thích xê dịch

karllion.blogspot.com/2013/11/hen-ho-mot-co-gai-thich-xe-dich.html

Khi anh yêu một cô gái thích 'xê dịch
tiin.vn/chuyen-muc/yeu/khi-anh-yeu-mot-co-gai-thich-xe-dich-631088.html

Yêu một anh chàng thích phượt, bạn đủ can đảm không?


Nỗi lòng các chàng yêu cô nàng mê phượt

Date A Boy Who Travels

http://www.huffingtonpost.com/lena-desmond/date-a-boy-who-travels_b_3293815.html

http://wherearemyheels.com/2012/05/12/date-a-boy-whos-travelled/

Date a Girl who travels // By Aleah Taboclaon

http://titimadam.com/we-like/date-a-girl-who-travels-by-aleah-taboclaon/

http://jonesreportla.com/date-a-girl-who-travels/

http://www.solitarywanderer.com/2012/02/date-a-girl-who-travels/#axzz1vGqy5Sg8

Date a girl who reads

http://blitzkreigkate.tumblr.com/post/3246440448/date-a-girl-who-reads-date-a-girl-who-spends-her

Ném đá đến chết

Ném đá đến chết


Chuyện ở những làng quê nhỏ bé, yên bình và thầm lặng. Bỗng dậy sóng bởi những vụ trộm chó trắng trợn, công khai. Chưa hết những tên trộm chó còn thách thức cả làng. Người ta bắt đầu rào kín ngõ, tiến hành canh gác và vây bắt. Cuối cùng là thủ phạm bị đánh chết, đốt xe. Khi cơ quan chức năng tới thì người dân ngăn cản. Chiếc xe công quyền thoát được ra ngoài thì tên trộm lúc trước còn thoi thóp đã chết ngắc. Những ánh mắt chòng chọc nhìn vào những tên trộm rồi nhìn sang cơ quan công quyền sau đó chuyển đến bản ký tên cả làng cùng nhận tội. Những ánh mắt ấy còn nhìn ra xa kia để bảo vệ cái làng của họ. Ai bảo vệ họ, để họ bảo vệ cái làng?

Chuyện những sự lộ mặt, những giả dối bị phanh phui trên mạng ảo. Người ta lao vào chửi, hô hào ném đá, mạt sát... Người ta nhân danh dư luận, đạo đức, cộng đồng để kết tội, hành quyết một số phận. Biết là mạng ảo nhưng số phận thật, con người thật bị kết tội kia nếu đi đến đường cùng. Là một cái chết thật thì ai trong số người nhân danh kia sẽ chịu trách nhiệm? Chắc sẽ chẳng có chuyện tất cả cùng ký tên?

Chuyện một đêm săn mồi đẫm máu. Kẻ bị hại lại chính là những chúa sơn lâm. Bầy trâu như hóa điên lồng lên giày xéo, húc chết những con săn mồi chậm chân. Trong đó có cả những con sư tử non không theo kịp mẹ. Đó là cạnh tranh, là sinh tồn, là chuỗi thức ăn. Đó còn là sự sống nữa. Nhưng nó không phải cuộc sống con người chọn.

Chuyện ở một xứ sở xa xôi ngay trong TK 21 này. Người ta hành quyết một người được cho là có tội bằng cách ném đá đến chết(tôi nghĩ bạn không nên xem lại clip đó trên mạng Internet đâu). Tử tội bị chôn chỉ còn thấy mỗi cái đầu trên mặt đất. Cộng đồng từng người một sẽ ném đá vào anh ta đến khi chết mới thôi. Tuy nhiên mọi người đã không đủ can đảm để xuống tay. Họ ném vào tử tội những nắm cát và đất hoặc sỏi nhỏ. Cuối cùng tử tội chết vì ngạt. Sự nhân từ của cộng đồng là một cái chết dẫu ít đau đớn hơn và tử tội được chứng kiến cộng đồng tiễn đưa mình. Thì có khác gì đâu?

Chuyện hôi của ở xứ tiểu thiên đường. Người ta lao vào bòn của của người bị tai nạn, người ta giành giật, người ta tru tréo, không thiếu cả chửi lộn, đánh nhau... như bầy thú giành miếng ăn. Nạn nhân nằm đó cũng mặc kệ, mà không biết đường mà tránh có thể lại chết vì dẫm đạp, xô kéo. Cùng những con người đó hoặc con người khác nữa nếu chứng kiến một vụ trộm cướp. Ai sẽ đuổi theo? Trước những điều xấu xa, những vết nhơ của thời cuộc? Ai sẽ hành động, ai sẽ tìm giải pháp, ai sẽ giải quyết? Hay phê phán, chửi động như một thói quen? Hay tất cả đều chọn một đáp án là im thin thít?  

Bạn có quyền lên án, tẩy chay điều giả dối, sự xấu xa, cái ác. Nhưng bạn không có quyền kết tội và hành quyết một số phận. Vì chúng ta không phải là những tên đao phủ, những con thú. Chúng ta là những con người...

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Sự thua cuộc của truyền thông chính thống

Sự thua cuộc của truyền thông chính thống


Trong một buổi thăm dò ý kiến về sự hiệu quả các chương trình phát thanh của đài phát thanh thành phố tại một lớp báo chí truyền thông. Người được hỏi là các nhà truyền thông tương lai (hoặc đã là - chỉ đi học để hợp thức hóa nghề nghiệp) đã tỏ xa lạ với các chương trình truyền thanh được nhắc trong bảng thăm dò. Buổi thăm dò kết thúc có lẽ kết quả chỉ là những câu trả lời về phát thanh nói chung chứ không phải về chương trình của đài phát thanh thành phố. Buổi thăm dò chủ trì là ban tuyên giáo thành phố có lẽ đã có kết quả chân thực. Ngay tại thành phố những cái loa phường chưa nhận sự chấp nhận ngay từ người trong ngành.

Trong một buổi học khác của lớp báo chí truyền thông đó, khi mà các vị đứng đầu khoa còn mải cho những kế hoạch dài hơi, chương trình cấp cao cấp thấp. Khi mà các giảng viên vẫn có người chưa từng có kinh nghiệm truyền thông thực tế đứng lớp. Khi mà người có kinh nghiệm thực tế đến lớp giảng thì như cưỡi ngựa xem hoa, muốn chi tiết thì "mua sách của tui mà đọc". Khi mà giờ học chỉ toàn lý thuyết suông, những giờ thực hành đếm trên đầu ngón tay, mà có thực hành thì cả giảng viên và sinh viên đều ngại. Khi mà sinh viên - những người đã đi làm - được các giảng viên không có tẹo kinh nghiệm truyền thông nào dạy đến cười lộn cả ruột vì kiến thức toàn lý thuyết chả có tẹo gì thực tế. Khi mà giảng viên, sinh viên nói và làm động đến hai từ "nhận quà" ngay sau buổi học đạo đức nghề sao mà dễ dàng đến thế. Khi mà kết quả môn học đạo đức nghề rớt như sung, học viên rớt hay môn đạo đức nghề từ ông thầy dạy đã rớt đài. Khi mà các buổi học còn cách xa các vấn đề nóng hổi ngoài xã hội, cả học viên và giảng viên đều tránh hoặc không muốn cầm bút lên để viết, nhưng tất cả đều sẵn sàng mạnh ai lấy chạy, mạnh ai lấy chửi đổng. Khi mà toàn các nhà truyền thông chửi đổng, phê phán lên giời, không thấy mặt những kẻ biết giải quyết vấn đề, những nhà truyền thông giải pháp. Khi mà hàng năm với hàng trăm sinh viên báo chí truyền thông tốt nghiệp - chỉ tiêu đủ là thành công quá cao rồi. Khi mà, khi mà... chán ngán cho cái sự thua từ lớp học báo chí truyền thông.

Nhân một sự kiện quốc gia, những sự thêm vào chỉ là thị phi và nhiều lộ mặt. Các báo chí đua nhau lập chuyên đề để đưa tin hiệu quả nhất đến độc giả. Và có vẻ như lần này truyền thông chính thống đã thắng?! Nhưng nhìn thì tưởng như vậy hóa ra không phải vậy. Các đơn vị truyền thông chính thống dù được sự đồng thanh tích cực từ dư luận nhưng vẫn thua mạng xã hội về tốc độ lan truyền và lây lan. Đánh giá một bài viết tốt phải dựa cả tốc độ chia sẻ lan truyền và phản hồi trên mạng xã hội, người đọc không chia sẻ nó trên mạng xã hội chả chóng thì chầy nó sẽ chết ngóm. Nhận thức mạng xã hội là một kênh thông tin không thể thiếu, truyền thông chính thống cũng đang xoay mòng mòng quanh nó để kiếm tin và PR cho mình.

Nhân một sự kiện quốc gia truyền thông các lề đua nhau đi tìm "sự thật" theo tôn chỉ của mình. Trong khi truyền thông chính thống còn phải chờ chỉ thị và kiểm duyệt xong, thì ê hề thông tin trên mạng thật giả lẫn lộn không đính chính, không chế tài. Độc giả đọc cái gì đập ngay vào mắt họ trước, họ không có trách nhiệm kiểm tra thông tin. Chức năng phối kiểm của truyền thông chính thống còn phải chờ chỉ thị với thông tư. Vì vậy đưa tin đã chậm, quăng tin lên chả ai thèm ngó, hoặc nếu có cũng chẳng định hướng tuyên truyền điều gì ra hồn. Truyền thông chính thống làm trách nhiệm là cái loa phường, làm phát ngôn cho chính quyền, họ chưa đủ khả năng giải quyết những lùm xùm thị phi trên truyền thông. Mục đích định hướng và tuyên truyền lại thua bàn nữa. Tất cả còn mải đi tìm một  sự thật khác là  đã thu rất nhiều tiền quảng cáo chứ không phải cái sự thật mà họ đang bô bô trên mặt báo kia.

Các cơ quan truyền thông đua nhau đưa tin rồi đua nhau đạp đổ nồi cơm lẫn nhau. Chuyện nhiếp ảnh gia nổi tiếng bị chính bạn nghề của mình vạch mặt, ném đá không thương tiếc. Tự dưng nhớ vụ một bộ ảnh gây lùm xùm dạo trước đến bây giờ lại được tôn vinh. Chuyện đài truyền hình lý giải về kịch bản, cộng tác viên tự sướng, nhân viên lên sóng quen miệng chúc... Từ lâu mảng đề tài các nhà báo, các cơ quan truyền thông hạ bệ nhau cũng đủ để dư luận bàn tán mệt nghỉ. Lại một bàn thua nữa.

Tuyên truyền thông minh phải đi cùng với các giá trị của nền truyền thông đó tạo dựng lên. Khi muốn dắt mũi, chăn đàn cừu dư luận mà thua từ giảng đường đến thực tiễn tác nghiệp. Thì truyền thông chính thống mãi mãi chỉ là cái bóng của ban tuyên giáo.



Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

Đàn ông như đứa trẻ.

Đàn ông như đứa trẻ.


Họ thích ăn ngon. Họ yêu những món ăn như yêu người phụ nữ của đời họ đã từng nấu nó. Mặc dù họ có thể nấu ngon hơn.
Họ thích nghe nói ngọt, dễ mềm lòng trước sắc đẹp, nước mắt và điều họ tin - yêu. Họ thích được chăm sóc vỗ về, ru ngủ trong vòng tay yêu thương người phụ nữ của đời họ. Mặc dù họ cả cuộc đời họ là những lần cố vùng vẫy thoát ra.
Họ tự coi mình là phái mạnh. Họ tạo ra lửa, chiến tranh, ganh đua và đố kị. Trong khi người phụ nữ tạo ra nông nghiệp, văn hóa, tình yêu, giữ lửa và hòa bình.
Họ có thể làm ra nghệ thuật nhưng không thể làm nó thăng hoa hết cỡ. Nó như một món ăn mà không có gia vị. Ngược lại, người phụ nữ có tất cả. Họ có sự bay bổng giữa bao la cõi lòng, sự sâu lắng của tình yêu, vị mặn của nước mắt, gam màu xám của nỗi buồn đuôi mắt, sự kiên trì thủy chung - nó màu tím, màu xanh dạt dào của nỗi nhớ... Đàn ông như ngọn lửa luôn bỏng rẫy chỉ có phụ nữ mới có thể làm cho họ dịu mát bằng nước mắt và nhiều trói buộc. Có vậy ngọn lửa mới có thể cháy đến ngày tắt lịm.
Họ - những cuộc đời bừa bộn hoài niệm đáng thương. Họ thích chịu nỗi đau một mình nhưng không thể tự làm lành nó. Tình yêu của người phụ nữ sẽ cuốn hết những hoài niệm cũ và làm lành nỗi đau bằng sự bao dung cùng vị ngọt môi hôn.
Họ thích làm những điều ngu ngốc, rồi tự cho là vĩ đại, cao cả. Mặc dù họ thành công hay thất bại vì những điều ngu ngốc đó vẫn phải có hình bóng đàn bà.
Họ thích phiêu lưu từ nỗi cô đơn này đến nỗi cô đơn khác như một kẻ mải chơi. Họ coi đó là tự do, nhưng những cuộc phiêu lưu ấy chưa bao giờ thoát khỏi bàn tay người phụ nữ.
Họ là những kẻ cả thèm chóng chán. Nhưng dù chán ngán đến thế nào đi nữa. Nơi sinh ra và trở về bình yên nhất vẫn là đất mẹ...

P/S:
Phụ nữ nhớ dai lắm. Biết vậy vẫn lỡ lời...

Thủ trưởng yên giấc

Thủ trưởng yên giấc. Tạm biệt một nỗi cô đơn...

"Chỉ còn người lính già
đứng nghiêm 
nghe 
điểm số
1... 2"

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Khi tin tức ở cạnh nhau


Khi tin tức ở cạnh nhau

Xem thời sự
thấy:
Trung Quốc tiếp tục ngập bão
Mỹ vừa hứng bão vừa hứng tuyết tháng 10
Ngôi làng tận cùng thế giới sắp mất vì băng tan, người đang bỏ đi và đất thì sát nhập
Quan chức một địa phương ở Trung Quốc ép dân phá thai và phá thành công
Người Trung Quốc qua Mỹ thuê mang thai hộ
Ở Việt Nam người ta bỏ, chôn sống con và đang đòi nhận lại đứa nhỏ sau khi được cứu
Trung Quốc thuê - mua đất khắp thế giới
Trung Quốc khai thác khoáng sản khắp thế giới và bị biểu tình phản đối
Nga tuyên bố chủ quyền ở Bắc cực
Nạn nhân của buôn bán nội tạng phần nhiều thuộc các nước kém phát triển
Cò mồi lộng hành ở nhiều cửa bệnh viện Việt Nam
Hai ca thay đa tạng mới thành công ở TPHCM
Vụ bệnh viện Mắt có thể chìm xuồng
Cận cảnh phòng xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế ở viện nhiệt đới TW
Nhiều nữ sinh ở Bình Dương mất tích
Bình Dương: Tạm giữ con bò gây tai nạn giao thông chết người
Những nỗ lực cải thiện, giáo dục, bảo vệ... cùng với các thỏa thuận của các nước lớn luôn ít tác dụng hơn hậu quả của ôi nhiễm đang, đã và sẽ gây ra
TP.HCM nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động
Tiếp tục những vụ ngộ độc thực phẩm tại các công ty 
Nhập khẩu nội tạng động vật đang trở lại
Iran và Syria xuống thang trong nỗ lực ngoại giao nhưng các mâu thuẫn giữa các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo thì không
Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ Hồi giáo mang khăn trùm đầu
Triều Tiên lại đe dọa Hàn Quốc và Mỹ
Tỉ phú Berlusconi phải đi nhặt rác
Tỉ phú mì ăn liền Nepal muốn lãnh đạo đất nước
Tổng thống Indonesia hát mừng sinh nhật Tổng thống Nga
Tổng thống Mỹ không tới dự vì chính phủ đóng cửa
Ké vào là bệnh nhân không được chữa bệnh
đám cưới không thể tiến hành
Nước Nhật yêu cầu Mỹ chấm dứt đóng cửa chính phủ
Tiếp tục những vụ cháy chợ tại Việt Nam
Truyền hình Anh khởi động chương trình "Hộp Sex"
Ở Việt Nam 
Dưới đoạn phim về anh hùng là dòng quảng cáo thuốc 
cường dương


Chúng ta ngày càng cô đơn hơn
giữa tréo ngeo tin
và những bác già bất mãn
Giữa niềm tin
và trò cười thực tại
Giữa lòng mình
đầy ngờ vực
và những khao khát đổi thay

Lũ chúng ta
Những đứa trẻ không dám
và không được
sai
để làm lại
Trơ mắt hàng ngày với hàng đống bất công
Chỉ biết chửi đổng
nghĩ đã sướng lòng
(chửi đã miệng có ích gì?)
Dám yêu
mà không dám sống chết với điều mình tin là đúng
Nhục
Hèn
Ư
Không xứng
Lũ chúng ta
Chỉ một kiếp
Bờm 







Cho một buổi tối mưa ngồi xem em móc khăn...

Chấp nhận yêu anh, nó chấp nhận yêu một mùa đông xa lắc. Ở xứ quanh năm nắng này, những ngày se lạnh trở thành xa xỉ và chỉ có vào dịp cuối năm mỗi mùa Noel. Khi ấy người ta dễ mềm lòng hơn, dễ bị khuất phục trước những cử chỉ yêu thương(hoặc tưởng như). Và nó bắt đầu móc một chiếc khăn cho mùa đông xa lắc ấy.

'Khi tình yêu ùa vào bất chợt
Tim nồng nàn
đu đưa
Như đã yêu rồi"

Tình yêu đến với nó như vậy, không hẳn chỉ là mối tình sét đánh. Chỉ đơn giản hai trái tim đã bắt kịp nhau. Gặp nhau, nhìn thấy nhau hàng ngày qua những chia sẻ trên mạng. Những click like để dành, những com vội vã. Cả hai như sợ bỏ qua bất kỳ điều gì trên News Feed. Giữa xa xôi nhớ khoảng cách hai miền dường như đã ngắn lại một tẹo.

Yêu nhau nhiều hơn một chút, nó bắt đầu để ý những đặc điểm riêng của anh. Tập ăn và nấu đồ ăn miền Bắc như chuẩn bị một điều gì xa xôi ở phía trước. Nó đã nghĩ đến điều nghiêm túc nhất, chỉ chờ anh ngỏ lời.

Mùa đông thành cái cớ nhớ nhau nhiều hơn. "Chiếc khăn gió ấm" - một bài hát vô cùng sến lại được nghe lại nhiều lần chỉ vì muốn ấm. Thỉnh thoảng lẩm nhẩm hát "Em dệt giấc mơ đâu biết rằng anh đã có người may áo" chỉ để nghĩ xa xôi, vơ vẩn. Vậy mà thật lâu anh mới bay vào thăm nó. Mỗi lần như vậy thêm yêu nhiều lắm và cũng không ít hoang mang.

Chiếc khăn dần thành hình, những lóng ngóng ban đầu đã biến đâu hết. Bức tranh tâm trạng đôi lúc dồn cuộn vào những mũi len chặt nhất. Trong hoang mang chờ đợi mũi len có vẻ lỏng hơn.

Ngày nóng nhất trong năm ở miền xích đạo. Thành phố hầm hập nóng trong tiếng ồn động cơ và của nhịp đập trái tim sôi nổi. Mặt anh lấm tấm mồ hôi mà vẫn cười tươi(có lẽ là gắng gượng nữa) quàng chiếc khăn nó móc. Chiếc khăn mang hơi ấm như vòng tay của nó đang ôm lấy anh ngay lúc này.

Tạm biệt mùa đông.

CVK

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013

Lính thời bình: Ngu sĩ

Lính chết khi đang làm nhiệm vụ gọi là liệt sĩ. Lính chết khi đang tại ngũ gọi là tử sĩ. Tuy nhiên tử sĩ lại hay được hiểu là chết bệnh, chết do tai nạn... điều này không đồng nghĩa với cái chết do làm việc phi pháp. Còn một dạng nữa đó là "ngu sĩ". Đây là tiếng lóng để chỉ những cái chết lãng xẹt, chả đâu vào đâu... tạm hiểu là ngu thì chết. Tuy nhiên dù hiểu hay nghĩ thế nào đi nữa thì những cuộc đời trẻ trung yêu đời ấy không đáng ra đi một chút nào.

Lính vệ binh đi gác đạn là dễ chết nhất. Lính gác đạn có hai nhiệm vụ chính: báo bia và gác đạn. Gác đạn hiểu là không cho người và vật đi vào vùng bắn đạn thật. Điều này không dễ với một trường bắn lớn như TBI và lúc nào người dân cũng sẵn sàng lao vào mót phế liệu dẫu gác rất gắt gao. Không năm nào là không có vụ tai nạn khi đi mót đạn như vậy. Có vụ bắn tên lửa phòng không, đầu đạn nổ không hết. Lính tới hủy đạn chỉ kịp nghe tiếng uỳnh, đến nơi đã thấy máu me, bộ phận be bét, tan nát văng lung tung hết. Những mùa gác đạn trong hầm anh em lại kể nhau nghe vụ a trưởng năm trước đi lệch tầm quy định ăn trọn một viên 12 ly 7 vào bụng. Thứ xuyên phá ấy gây một lỗ to bằng bát con ngay rốn. Mọi thứ ộc hết ra, a trưởng chết ngay vũng máu đỏ rực cả mảng mua. Và dù có đến hai ba vòng gác chốt chặn thì ngay bên này núi  dưới chân hầm gác, những người dân luôn sẵn sàng lao lên để đào đạn. Đạn lạc và vọt tầm như vậy vẫn phải gác 24/24.

Đại đội 5 có một quê mập tròn, tăng hơn 10 kg hồi tân binh, mặc dù ăn toàn thịt 9 chỉ với cá 9 - 10 con/ 1kg. Hắn đi làm hào vớ được một viên M79 chưa nổ. Hí ha hí hửng dấu vào balo để hôm nào làm vòng, làm nhẫn. Hôm ý duyệt binh, đang ở sân trung đoàn nghe thấy đoàng, tất cả chỉ nghĩ bắn ở thao trường. Về tiểu đoàn mới biết viên đạn của quê kia đã nổ. Nó đã xoay đủ vòng sau bao năm nằm im trong đất. Phúc tổ là quanh phòng không có ai. Nhìn hiện trường mới ghê. Cái balo và chăn bị xé toang trắng bông, cái chiếu nát bét. Miếng gỗ giường phía trên cắm đầy những miểng đạn. Ngay sau đó quê kia bị thuyên chuyển đơn vị. Có cán bộ rụng sao nhưng đã không làm to lên.

Những vụ tai nạn trong bắn ném không phải không có. Không dễ mường tượng khi bạn lên bệ bắn ném luôn có một cán bộ đi kèm với khẩu k54 bên hông phòng bất chắc khi quay súng. Có nhiều quê đã tè trên bệ. Đó là chuyện bình thường, nổ ngay tại bệ, rơi đạn, lựu đạn mới là tai hại. Lần đó đi bắn tiến công cấp C, một quê ngồi gần khẩu DKZ. Khẩu pháo vừa nhả đạn, quê ấy làm luôn một băng AK. Trung đội trưởng lao tới thấy cu chàng tái mét mặt ngồi im dưới hố. Ăn một cái bạt tai vẫn chưa hoàn hồn. May mà không quay ngay khẩu súng. Trong chiến tranh thật đôi khi một cú giật mình cũng đủ giết chết một con người. Khi cầm khẩu súng đã lên đạn, chỉ có bạn mới biết bạn sẽ giết ai.

Một chuyện lưu truyền trong đơn vị về một anh chàng cướp súng, lựu đan. Đơn vị tiến hành vây bắt sau khi thuyết phục không được. Anh ta cố thủ dưới chân cầu bắn ra, may là chưa có thương vong lớn. Cuối cùng sau một ngày thử bắt sống không được. Ném đạn khói ném vào tưởng anh ta chịu hàng, tiến vào thì một loạt đạn bắn ra làm hai bị thương. Cáng thương binh ra đến nơi thì nghe tiếng nổ lưu đạn. Anh ta tự sát. Quân y đơn vị khám nghiệm ghi hồ sơ anh ta bị điên.

Hồi xong tân binh ở trung đoàn bạn xảy ra vụ đào ngũ sau đó tìm thấy xác trên sông. Thấy bảo hai cái xác đã bị cắt tai. Có tin đồn hai chú này băng vào vườn dân, tưởng là ăn trộm bị táng cho vài nhát cuốc rồi vứt xuống sông. Đơn vị và gia đình không làm to chuyện thêm nữa.

Chết bệnh cũng có. Hồi mới vào tưởng mình là yếu nhất, thế rồi mới thấy có kẻ còn tệ hơn mình. Mùa đông năm đầu tiên chứng kiến anh chàng trung đội bên cạnh lưng còng xuống khi đi lại. Hỏi mới biết bị thấp khớp nặng. Hỏi sao vẫn đi. Trả lời địa phương duyệt có biết đâu. Chả biết anh ta có giả vờ không, nhưng những việc nặng nhọc không đến tay. Huấn luyện cũng nhẹ nhàng hơn, cả phần nghĩa vụ sau này chỉ gắn với tay bay tay vữa. Quê gần nhà hắn nói: "Nó về quê phi Mink chợ lợn ầm ầm."
Sang năm thứ hai khi đã thành lính cũ thì tiểu đoàn lính mới kế bên có vụ chết bệnh. Chú em này thấy bảo bị loét dạ dày. Ra đi sau một đêm đau nặng. Có thể bạn thắc mắc sao không đưa lên tuyến trên. Thật khó trả lời. Có lẽ phải bắt đầu từ tuyển quân tại địa phương.

Kho đạn sư đoàn hồi chưa chuyển đi diện tích rất lớn. Gác nhiều vọng, mùa đông lạnh đem cả chăn lên cho ấm. Lạnh không thể ngủ được.Vậy mà đêm đó, một chú mang rượu lên vọng uống khi thay gác. Qúa giữa đêm trung đội trưởng đi kiểm gác đã thấy cứng đờ rồi. Mùi rượu vẫn sực cái chăn quấn quanh người.

Tháng 10, hai thủ trưởng yên giấc. Những đồng đội ra đi trong cơn cuồng nộ tố bão miền Trung. Lại thêm một quê nữa ở Trường Sa. Những nỗi cô đơn qua đời không cần những lời ca tụng.

Chuyện lưu truyền trong đơn vị về những ngu sĩ là những khoảng lặng mỗi khi lính cũ kể cho lính mới nghe. Lời dặn dò nhiều nhất là đừng để thương vong không đáng trong những tháng ngày nghĩa vụ. Giữ cái gáo cho lành chứ đừng ngơ ngáo lúc ra quân.

Chỉ mong đến một lúc nào đó sinh tử không phải để đem ra so sánh giá trị của cuộc đời. Dù bị nhét cả súng, nhét gươm vào tay mình và bị thúc giục chém giết.
Chúng ta chỉ cần những tình yêu.

Tân bình lính kể chuyện



Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Phị ti


Có lẽ bạn biết là ai
Thôi, kệ.
Nhột ai lấy hưởng

Không đơn giản chỉ là cái chết
đó còn là:
Cô nhà báo nói chuyện Nam - Bắc
giải mã những oái oăm thời cuộc
chỉ để giựt gân
Bà tiến sỹ nhắc lại hận thù
Lề phải ra sức tuyên truyền
những kẻ theo đuôi tiễn vong bằng
mạng ảo
Lề trái im trong hậm hực
Đồng bọn gào lên "vạn cốt khô"
Không lề ra vẻ ... không lề
Kể những câu chuyện nhỏ to, ba sàm, tào lao
nhận com - like chống ế
Ông bác sỹ nở nụ cười mãn nguyện
Lũ sản con chấp gì
Khi về bộ
làm thanh tra
Thím ca sỹ nhảy ào ra
mấy khỉ mấy khi
nhận đá
Ông nhà văn kể chuyện
đặt vòng ngay cổ
trông như con vịt săn cá
xứ tàu
...
Những con kền kền, chim lợn, diều hâu... tất tần tật
giương mắt mọc nanh
Âu cũng là câu view
vơ tiền tỷ

Người nằm xuống mưa nhiều như khóc
Những thắc mắc
khi người khác yêu quý
và đau vì
một linh hồn

Rồi
Một tiếng thơ sẽ quên phắt
Một nỗi cô đơn sẽ quên ngay
Một thương vay
Một khóc mướn
Một đại diện
Một nhân danh
Âu cũng là một sự ra đi
cho nhiều
lộ mặt

Chỉ còn người đồng đội già
đứng nghiêm
nghe
điểm số
1... 2

CVK

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Vĩnh biệt một nỗi cô đơn




Đề thi
về cơn bão miền Trung
Con chữ đã què quặt niềm tin
Lại được tin
"người ra đi"

là chết
là đã sống như một tiếng thơ


Mùi men cho một ý niệm
rời
những tưởng như ngỡ rằng là
chân lý
Thương một người ở xa
quên một niềm nhớ lạ
quên cả
lãng quên


Vĩnh biệt
Tạm biệt
chứ
Tháng 10
Bão trên những xác người
Lại nhớ
tiếng nổ cầu hồn
cho 2 triệu người chết đói
cho một nỗi đau chung
Cho một nỗi cô đơn
qua đời


CVK
4/10