Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

Không đề


Thu
chầm chậm
yêu ơi
chầm chậm
Gió 
vỡ tung
hột nước 
vỡ òa

Mình lẳng lặng 
đi bên nhau
duyên 
nợ
Thu về
dấu nỗi nhớ
thật sâu
(vào đâu)
...





Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Hờ Chờ




1. Ra sách và bán được sách bằng đủ chiêu trò là điều bình thường. Điều không bình thường là khi chiêu trò bị vạch mặt, không xử lý được hậu quả thì chớ lại làm nó trầm trọng thêm.

2. Các vị (không ra được sách và ra được sách nhưng ế) ném đá và chửi rủa gớm nhất. Có vẻ họ đang nhỏ dãi trước những chiêu trò?!

3. Câu chuyện cũ
- Truyền thông và sinh vật truyền thông
- Không quản được thì cấm lo gì...


Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013

Sự cô đơn của lãng tử

Bài trên Phượt tại đây.

Cái cảm giác man mác, lành lạnh khi trời vào thu dễ làm nỗi nhớ về những cung đường cồn cào hơn, da diết hơn và cũng khó khỏa lấp hơn. Những xúc cảm cứ đong đầy theo ngày tháng trên những dặm đường gió bụi. Ở đó có mùi mồi hôi quện vào bụi đường trong gió, quẩn trong tiếng thở và cả mảnh hồn lãng tử lỡ gửi trọn tiếng yêu thương. 



4 Cực, 1 Đỉnh, 2 Ngã ba biên giới... và những người bạn.
Cô đơn và yêu thương!

Cuộc đời là những chuyến đi. Dù muốn hay không muốn thì khi đủ lớn, bạn vẫn phải chọn và bước đi hành trình của mình. Hành trình đó có thể là sự trải nghiệm hoặc là cuộc kiếm tìm bản ngã của bạn. Hoặc có thể là đi tìm sự cô đơn của con tim mình. Bạn đi như một bản năng - đi vốn dĩ là một bản năng - trải nghiệm hay hiểu biết đôi lúc chỉ là phụ. Đi chỉ để đi thôi.
Những kết nối bè bạn trên hành trình cho bạn nhiều hứng khởi và động đậy của trí tưởng tượng về hành trình kế tiếp. Họ như tấm gương phản chiếu khao khát của chính bạn. Họ cũng như bạn, đi tìm chính mình hết từ nỗi cô đơn này đến nỗi cô đơn khác.

Từ cô đơn giữa hoàng hôn vịnh biển; sóng xô, cát trắng, trăng mon men một phía bầu trời, vị mặn thì chát chứa trong gió. Bạn chạm vào bầu trời bằng tiếng thở rất khẽ, ngỡ mình là một sao băng vụt qua phía cùng của sao chổi. Ở đó có những điều ước say sưa của trái tim trẻ tuổi. Những điều ước mang thật nhiều hy vọng và thất vọng ái tình.


Mên mang mũi đất cực Nam

Bạn ở giữa một hẻm vực khổng lồ. Nơi mà trước kia hàng ngàn năm đã có một cuộc kiến tạo ngoạn mục, bẻ gãy hoàn toàn dòng sông. Dòng sông đang chảy băng băng trên cao nguyên bỗng tuột thẳng xuống từ một vách cao sừng sững. Nước tuôn trắng xóa, bạn chỉ là một chấm nhỏ giữa muôn trùng nước và đá. Phía dưới kia là ngổn ngang những bể nát, đá tảng to như những tòa nhà. Chúng như miếng bọt biển bị nhuộm màu, rồi bở vụn sau hàng năm phong hóa, như bỗng động đậy chuyển mình khi đến mùa lễ hội. Nơi những truyện cổ từ thủa tạo thiên tạo vật đến những hòn đá kể lại câu chuyện của mình.

Từ sự cô đơn giữa rừng già một đêm mưa đến bực mình - đôi giày cuối cùng đã ướt sũng. Ánh sáng duy nhất trên ngọn nến cứ chực tắt, để kéo bạn làm bạn với đêm, với những tiếng mưa ồ ồ trên ngàn lá. Mọi thứ im bặt trong mưa. Nước tràn trên mái lều xổ xuống khe như muốn cuốn đi hết. Bạn như một hột nước giữa đại ngàn, sẵn sàng hòa dòng hòa xuôi nhịp.


Một thời nhuộm máu biên cương cực Tây.
 Những linh hồn ấy mãi còn canh giữ cho miền biên viễn bình yên

Bạn ở giữa thung lũng thần linh. Nơi ngàn năm trước một đế chế hùng mạnh nhất khu vực đã xây lên những đền đài kỳ vĩ. Ở đó những ông vua được tôn làm thần. Họ cúng rất nhiều vàng, dát dọc những lối đi, từ chân đến lên đỉnh tháp. Những đàn gà con vàng ruộm tung tăng, những hoa quả chói lọi vàng thau, những con ngựa, con voi chói lòa nhung yếm... tất cả như một giấc mơ khi bạn giáp mặt các vị thần. Nơi mà những triết lý tôn giáo sâu xa về cuộc sống và vũ trụ lại trở thành một thiết chế gắn kết cộng đồng quốc gia. Nơi mà dòng sông mẹ, ngọn núi cha, biển bao la... hướng ra biển Đông. Nơi ở của những vị thần, đấng tối cao đầy uy lực. Bạn chỉ là vết tỳ của thời gian trên thớ gạch. Những chạm nghiêng chỉ đủ say mềm bóng Apsara.

Từ sự cô đơn giữa những người bạn vùng biên. Bạn giao tiếp với họ bằng những cử chỉ đến là ngộ. Nhấp chén rượu cay nồng mới cất còn chua vị men, được nấu bằng ngô trên nương đá. Ở nơi cuống họng bỗng thấy nhột nhột như mầm ngô cựa quậy. Những người bạn thích thú khi nhìn bạn uống rượu, tất cả đều cởi mở và sảng khoái khi chạm chén. Đến khi say mèm rồi toàn thân chỉ nồng một mùi men. Hồn bạn thì đã lãng đãng ngoài nương đá, lẩm bẩm hát dạo theo bóng ngựa qua đèo. Mình ơi...


Cực Bắc nơi ra khỏi chiến tranh muộn nhất nước.
Linh hồn nào còn, linh hồn nào mất

Bạn đi bên một dòng sông, từ nơi nó bắt đầu và đến cùng về với biển. Linh hồn dòng sông không ở trong dòng sông mà ngay trong lòng những thần dân của nó. Vị thần sông cai trị họ bằng niềm tin, sự kính sợ và ngưỡng vọng. Dòng sông đem đến phù sa tưới mát cho những cánh đồng, mang tôm cá cho người người nông dân nghèo khó, mang những mùa hè mát lạnh cho những đứa trẻ chăn trâu, mang những đền đài – ước vọng no đủ đến thần linh từ thượng nguồn, đồng bằng và ra biển cả. Bạn xuôi hay ngược cũng chỉ là một gợn nhỏ sông trôi.

Từ sự cô đơn giữa đám hội ven sông xứ Đông. Đám hội quay theo chiếc kiệu không biết mỏi, mà càng ngày càng phấn khích, ồn ào hơn trong tiếng hò hét của những người khiêng kiệu. Bạn lia máy theo không kịp một khuôn hình, chân thì còn mải nhấp nhô theo nhịp kiệu, đầu còn mải đong đưa theo tiếng quan họ. Đám trẻ vụt qua bạn nhập vào đám đông nhanh chóng vượt sang bên kia đê để vào đình. Bạn bị bỏ lại, đôi chân theo tiếng giục chạy ra ngoài bãi. Những ngọn đèn trời sắp thả đêm nay. Những đốm lửa sẽ bay qua sông đem theo bao hy vọng về một mùa vụ ấm êm.


Nhiều người mang bài vị bát hương lên đây. 
Có lẽ để những linh hồn gần với thiên đàng hơn?

Bạn xuyên đêm qua đèo trong nỗi sợ từ tấm bé. Sợ bóng tối, sợ ma... sợ tất cả. Chợt vui khi gặp bóng xe cùng chiều, vài câu hỏi han khách khí cũng làm vững dạ giữa con đèo tối hút. Ban ngày qua đèo tưởng như vòng tay qua eo một người diễm nữ. Tối khuya lại thành con mãng xà dài vô tận. Chỉ muốn gặp đốm sáng, chỉ muốn dừng chân cho giấc ngủ đã quên từ hôm qua.

Từ sự cô đơn giữa mặt trời của bán đảo. Nơi đón ánh mắt trời đầu tiên của đất liền. Sự duy nhất bao giờ cũng trơ trọi - một sự trơ trọi giữa bao la quần tụ đá. Bạn vừa thoát chết sau một cú rơi từ một hẻm vực. Lóp ngóp bò lên, tất cả ướt sũng, trí nhớ như bị xóa sách sau một cuộc tẩy não. Chân còn run sau một cú hẫng chân ngỡ như chạm được vào miền mây bồng ngoài khơi kia. Tất cả bây giờ chỉ là sự run sợ. Nhận thức được sự khác xa giữa thực tại và câu chữ thì đã quá muộn. Mỗi bước đi cảm giác rụt rè, sự hồ hởi giảm bớt. Đến bao giờ cảm xúc mới được buông thả như ngày xưa. Đó là hạnh phúc của sự cô đơn.


Bao la rợn ngợp đá ở cực Đông

Trong những tháng ngày cô đơn nhất và có thể tự do nhất Lưu Quang Vũ đã viết:

"Tôi là đứa con cô đơn ngay khi ngồi cạnh mẹ
Thằng bé lẻ loi giữa lớp học ồn ào
Bàn chân hồ nghi giữa đường phố xôn xao
Giữa sự thông minh của đông vui bè bạn
Vứt sách xuống gầm bàn đi ra mặt trận
Tôi là người lính cô đơn ở giữa trung đoàn."
(Thơ gửi người tình cuối cùng)

Lưu Quang Vũ đã viết như vậy trong hoang mang về thực tại và mơ hồ tương lai. Một nỗi cô đơn bất tuyệt có lẽ đã được giải thoát khi ở thế giới bên kia?!

Lãng tử chỉ là một huyễn danh cho những người đi tìm sự cô đơn của chính mình - sự cô đơn trên hành trình cuộc đời, sự cô đơn trong cuộc sống. Hãy sống như ngày mai là ngày cuối cùng(nếu bạn chọn), để vững chân bước tiếp hành trình của mình. Để được chạy như anh chàng Forrest Gump, cứ chạy và chạy mãi không vì mục đích gì cả. Đơn giản chỉ vì thích.
Vì bạn chỉ có một cuộc đời và sống hết mình cho điều mình yêu.
Vì cuộc đời là những chuyến đi.


Chạm đỉnh trời ngã ba biên giới Bờ Y


"Em hỏi anh có khi nào
Đám mây kia thôi ngừng bay"
(Hãy trả lời em - Tuấn Nghĩa)


Vịnh biển cô đơn





...Ta nghe tịch lặng rơi nhanh. 

Dưới khe im lìm... TCS 










Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Những câu chuyện về mạng người




Có vài chuyện nếu đặt cạnh nhau sẽ thấy mạng người có giá đến thế nào?

1. Câu chuyện y tế
Hơn 2 năm thực hiện chỉ thị 03/CT-TW về nâng cao y đức tại các đơn vị y tế. Năm 2013 ta thấy được những gì của y tế Việt Nam:
-  20/7, ba trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm văcxin tại Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, Quảng Trị.
- "Nhân bản" kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) là bê bối có quá trình kéo dài 10 tháng ròng (7/2012-5/2013)
- Ngày 4/8, hai mẹ con sản phụ cùng tử vong sau ca sinh non tại Cần Thơ.
- Một thai phụ khác ở Thanh Hóa tử vong sau mũi tiêm ngày 16/7
- 5/8, bệnh viện đa khoa Quảng Nam mới đây đã trả một bé sơ sinh vẫn còn sống về gia đình để lo hậu sự
- 17/7 điều dưỡng Bệnh viện phụ sản Hà Nội trượt chân làm rơi 5 bé sơ sinh
- 31/7 một điều dưỡng Bệnh viện Phương Châu (Cần Thơ) lấy nhầm dung dịch khí dung (Ventolin) vốn được phun qua đường họng để tiêm cho bệnh nhi 7 tháng tuổi.
- Vụ việc cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang từ năm 2007  của một số bác sĩ ở bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã “móc túi” nhiều tỷ đồng của nhiều bệnh nhân.
- 2/8 Vụ việc đặt vòng tránh thai gây rách ruột tại Bệnh viện đa khoa huyện Na Hang (tỉnh Tuyên Quang)
...
Sau hàng loạt vụ việc như vậy Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời vietnamnet: "ai làm không nghiêm sẽ phải xử lý nghiêm" và "công tác truyền thông trong toàn ngành còn yếu kém"

Vâng cứ nhẹ tênh đi.

2. Câu chuyện phòng cháy và cháy
- Hình ảnh đình đám nhất trên truyền thông vào tháng 6 là hình ảnh 2 chiến sĩ PCCC bị lửa bắt cháy tại TCT Xăng dầu quân đội (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Trước đó nữa là các vụ cháy khác.
- Sau sự kiện diễn tập PCCC hoành tráng tại Diamond Plaza TP.HCM ngày 14/8 với đủ máy bay, phương tiện, người...Thì đến sáng ngày 15/9 cháy Trung tâm Thương mại Hải Dương gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Vâng cứ nhẹ tênh đi.

3. Câu chuyện chống tiêu cực và tiêu cực
- Sáng 7/8 cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ ông Võ Thanh Tùng  phóng viên báo Pháp luật TP.HCM, thường trú địa bàn tỉnh Đồng Nai. Được biết ông Tùng có nhiều loạt bài điều tra đăng trên báo Pháp Luật TP.HCM gây chú ý của dư luận đặc biệt là vấn đề mãi lộ trên quốc lộ 20...
- Chiều 22-9, tại trạm tuần tra kiểm soát giao thông Suối Tre (thuộc Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Đồng Nai) xảy ra một vụ dùng súng bắn đồng đội ngay tại nơi làm việc.

Vâng cũng cứ nhẹ tênh đi.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Trung thu năm con rắn


Bão tràn núm ruột
mà nghe như nơi nào xa lắc
Người ta còn mải ngóng
bão lòng


Cái thủa xa xưa
bão lũ có từ ngày biển tiến - thoái
Ông cha gánh đá ngăn sông
dựng đê thành truyền thuyết
Câu chuyện lặp lại như cái hẹn
như lời nguyền truyền kiếp
đến cháu con
chưa tan


Nay
người ta cũng đua nhau ngăn sông
làm thủy điện
rồi xả nước bất thình lình
Ai mà biết được
hạt nhân sẽ ra sao?


Ở nơi khác đương vui trung thu
còn lo hàng Tàu Khựa
Còn lo những hành trình nói dối
Còn lo hở, lo che
Âu cũng là mỗi cảnh


Vắt vẻo đỉnh trời
đứa trẻ đeo mặt nạ hình con khỉ
rất vui
Tận cùng thiên đường
những vụ cháy âm ỉ
Nước lụt không dập nổi
chỉ đủ cuốn những xác người


Bão ở núm ruột
đau ngay cuống rốn xuyên lưng
Sợi dây nối với mẹ
ở nơi nào
sắp đứt
...

CVK
19/9

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Cảnh quan Faroe

Faroe là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa IcelandNa Uy và Scotland. Về mặt lãnh thổ Faroe là vùng tự trị thuộc vương quốc Đan Mạch.
Địa hình ở Faroe chủ yếu là núi và cao nguyên, gồm có 18 đảo và 11 đảo hoang nhỏ, nguyên là các đảo núi lửa đã ngưng hoạt động từ khoảng 60 triệu năm trước. Faroe nổi bật với những cảnh quan núi đá cao bị chia cắt, bào mòn mạnh mẽ; cảnh quan Fio - dạng cảnh quan biển ăn sâu vào bờ biển tạo vách biển thẳng đứng, những thác nước kỳ vĩ bên cạnh cảnh quan hồ băng hà; những hòn đảo bị bào mòn mạnh bởi băng hà mùa hè mây sương bao phủ, mùa đông băng tuyết phủ trắng... Những mái nhà phủ bằng lớp cỏ dày. Những mùa săn cá voi đầu tròn nhuộm đỏ máu bờ vịnh... 



 Hồ băng hà trên núi ngay sát vách biển. Nguồn ảnh


Lítla Dímun đảo duy nhất của Quần đảo không có cư dân. Nguồn ảnh


Những mái nhà phủ bằng lớp cỏ dày. Nguồn ảnh

Xem thêm hình ảnh về Faroe

Giọt lệ của rùa

Natri là có rất ít ở Tây Amazon, trong khi nguồn cung cấp muối từ Đại Tây Dương lại cách xa nơi này đến 1600 km. 
Trong nước mắt của rùa có chứa natri tự nhiên. Chính vì vậy nước mắt rùa đã thu hút những chú bướm sặc sỡ đến để uống nước mắt của chúng. 
Hiện tượng đặc biệt này được nhiếp ảnh gia Jeff Cremer, giám đốc tiếp thị của một công ty tổ chức thám hiểm rừng Amazon ở Peru, ghi lại.
Nguồn ảnh và bài trên vnexpress, dailymail, livescience








Clip

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Thần lửa đợi đến bao giờ

- 3000 chợ và trung tâm thương mại trong cả nước

- Mỗi năm có TB 20 vụ

- 80% vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ

- Nguyên nhân

- Thiết kế chợ không hợp lý

- Thiếu nguồn nước chữa cháy

- Thái độ chủ quan, xem thường việc phòng cháy

- Sử dụng điện không đúng kỹ thuật, nấu ăn, thắp hương, bịt lối ra vào chợ của một số tiểu thương

- Sự lơ là tắc trách cũng như kỹ năng phòng cháy chữa cháy của những người quản ý bảo vệ chợ

VTC14_Những vụ cháy chợ, TTTM nghiêm trọng nhất



- Việc khám nghiệm kéo dài từ 2 đến 3 ngày

- 2004 hệt thống chữa cháy đã hoàn toàn bị tê liệt

- Năm 2012 đã bị phạt vì những vi phạm sử dụng điện

- Đơn vị chữa cháy chỉ có 7 xe chữa cháy, trong đó có những xe sản xuất cách đây 30 năm

- 2015 may ra lực lượng này mới có tối thiểu trang bị 

- Một nửa số xe chữa cháy trong cả nước hoạt động tốt

- Số tiền cho ngành CA trong đó cả chữa cháy trong năm 2012 chưa bằng 1/4 số tiền dự kiến chi cho nhổ cỏ trên quốc lộ 5
VTC14_Vì sao cứu hỏa Hải Dương không cứu được Trung tâm thương mại?


"Theo ước tính trung bình, hầm gửi xe chứa tới hàng trăm, hàng nghìn lít xăng dầu, vì vậy, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Không chỉ tài sản nhanh chóng bị lửa thiêu rụi mà ngay cả tính mạng con người cũng có thể bị đe dọa."

VTC14_114_Thoát nạn khi cháy tại hầm gửi xe

Lại diễn tập nữa Diễn tập sét đánh gây cháy kho xăng dầu lớn nhất miền Bắc_26.09.2013 

"Đền tháp Bằng An" ở Ấn Độ



Trong ảnh là ngôi đền thờ thần Shiva tại Surya Pahar. Ngôi đền nằm trong phức hợp đền đài, Shivalingas, điêu khắc trên đá, bảo tháp... thuộc địa điểm khảo cổ  Sri Surya Pahar ở Assam, Ấn Độ mang nhiều dấu ấn của Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáo.
Nếu như những ngọn đồi (Pahar) của Sri Surya được lấp đầy bằng Shiva Lingas gợi sự liên tưởng đến dòng sông 1000 Linga ở núi Kulen, Campuchia. Thì ngôi đền thờ thần Shiva trong hình gợi nên sự hoài niệm về ngôi đền Bằng An ở Điện Bàn, Quảng Nam.
Trong kiến trúc đền tháp Champa tại miền Trung Việt Nam có thể chỉ ra một số kiến trúc - điêu khắc có mặt bằng hình bát giác:
- Các Linga ba thành phần với hình vuông dưới cùng, kế là hình bát giác trên cùng là hình trụ tròn (1)
- Đền tháp Bằng An ở Điện Bàn, Quảng Nam - ngôi đền được cho là hình tượng của Linga Paramesvara. Ngôi đền có mặt bằng hình bát giác duy nhất hiện còn. (2)
- Đền tháp Chánh Lộ ở Quảng Ngãi, trong đó nền tháp trung tâm có hình bát giác (3)
- Hàng cột nhà dài mandapa ở tháp Bà Po Ina Nưgar (4)
- Một số trụ cửa của các ngôi đền tháp (5)
Riêng các hàng cột, tháp thờ ở khu di tích Phật viện Đồng Dương - Quảng Nam, một số ý kiến cho rằng cũng có mặt bằng bát giác. Tuy nhiên qua quan sát những hình ảnh "Phật viện Đồng Dương năm 1902" thấy những kiến trúc này có mặt bằng gần tròn, tròn - giống như mặt bằng đền tháp Dương Long, Bình Định hơn?!
Một số hình ảnh về các kiến trúc điêu khắc Champa có mặt bằng bát giác hiện còn:


(1): Một Jatalinga 3 thành phần niên đại thế kỷ 10 tại thánh địa Mỹ Sơn. Nguồn ảnh


(2) Đền tháp Bằng An ở Điện Bàn - Ngôi đền có mặt bằng hình bát giác duy nhất hiện còn. Nguồn ảnh





(4): Hàng cột nhà dài mandapa ở tháp Bà Po Ina Nưgar. Nguồn ảnh



(5) Một số trụ cửa với các vòng đai ở các ngôi đền tháp. Nguồn ảnh

CVK



"Hung hãn" - dạo một vòng truyền thông

1. Người ta nói

Phạm Xuân Nguyên: "Tôi nói thật, nhiều khi tôi đã muốn đâm xe vào những kẻ vượt đèn đỏ ở các ngã tư khi tôi đang ở chiều đèn xanh được phép đi.
Đèn xanh vừa bật, xe thuận chiều được phép đi thì bỗng đâu có những xe bất chấp đèn đỏ từ phía họ cứ phóng vọt lên, ngáng trở luồng chuyển động hợp pháp.
Trong hoàn cảnh đó, tôi hay người nào khác có đâm xe vào kẻ đi trái luật thì tôi không có lỗi. Song ai sẽ đứng ra giải quyết vụ “đâm xe” đúng luật đó? Lâu nay chúng ta đều chịu nhượng bộ, lùi bước trước sự sai trái của một số ít người ngay trước mắt chúng ta, rất công khai, rõ ràng."

Lê Thành: "người Việt chúng ta tính tự ái có thừa nhưng tính tự trọng rất kém"

Sang Le: "Thôi bị đụng tí, đôi bên tự thỏa thuận"

Trịnh Anh Tuấn: "Thử hỏi lực lượng CSGT làm đúng chức trách của mình, sai là phạt thì có còn ai dám coi thường pháp luật nữa không?"

"Những vụ ẩu đả dẫn đến án mạng trong thời gian gần đây có một điểm chung là những sự vụ đáng tiếc này đôi khi xuất phát từ những mâu thuẫn va chạm nhỏ trong cuộc sống?" Nguồn tại đây


2. Cơ quan công quyền nói

"Là do không đồng ý với phương án" và "Đình chỉ điều tra vụ án"
Bộ Công an thông tin về vụ nổ súng tại Thái Bình

"Các mặt hàng luôn phong phú cho người chọn lựa"
Công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ bày bán tràn lan


3. Có một sự thật là

Hàng trăm người ký đơn nhận tội đánh chết trộm chó

"Xây lên quay ra đập"
"Nếu như những ngôi nhà đầu tiên xây dựng mà phường kiên quyết ngăn chặn hoặc cưỡng chế ngay. Thì sẽ không thể có chuyện những hộ dân khác bỏ hàng trăm triệu đồng xây nhà không phép"
"Dám xây nhà không phép vì đã chung chi cho thanh tra đô thị"
VTC14_Hệ lụy từ việc cưỡng chế nhà không phép tại TP.HCM


4. Ở một thiên đường khác

Xả súng chết 13 người ở Washington: chưa rõ bao nhiêu tay súng

Nhà Trắng báo động an ninh

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Đòi cho cả họ nữa chứ riêng gì cho ông

"Nghệ sĩ Văn Hiệp chính thức nhận danh hiệu NSƯT"






Văn Hiệp

Nơi nào có đất cằn
Nơi ấy có họ nhà giun
Hiền lành chẳng làm đau ai
Mềm oặt như sợi bún

Năm năm, ngày ngày, tháng tháng
Miệt mài thâu đêm suốt sáng
Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một
Và đất và giun tơi xốp
Đơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von

Đất và giun và rất nhiều giun
Đã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm
Cho cây đời vượt cạn nhú chồi non

Mình thế đấy, đất gọi chúng mình là những nghệ sĩ giun.

http://m.vietnamnet.vn/vn/van-hoa/116438/hinh-anh-cuoi-doi-cua--truong-thon--van-hiep.html

Phen này ông quyết đi buôn...




Cháu chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng ngộ độc thực phẩm chức năng









Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Chiện

Chia sẻ trách nhiệm với các nước đồng minh trong những cuộc chiến tranh. Nước Mỹ chia sẻ luôn mối nguy khủng bố đến/với các quốc gia này.

Cái gọi là "chuyển hướng chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương" và "cùng thắng" hay 'thắng - hòa'... chỉ là biến tướng cả nghĩa đen và nghĩa tối của "chiến lược đa mục tiêu". 
Siêu cường cứu cả thế giới như vậy đấy.






Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Giáo dục giật gấu vá vai

Giáo dục giật gấu vá vai

          Tháng 7, tháng 8 năm 2013 là hai tháng nối tiếp giữa các kỳ thi đại học, thi lên cấp... và mùa khai giảng năm học mới. Lĩnh vực giáo dục khoa học trong thời gian này có thể điểm mặt một loạt các sự kiện nổi bật. Tuy nhiên đó không phải là những câu chuyện mới. Đây vốn dĩ là những câu chuyện cũ của ngành giáo dục, mà mỗi năm đến hẹn lại lên.

          Mùa tuyển sinh năm 2011, 2012, 2013 tiếp tục điệp khúc hàng ngàn bài thi điểm 0. Mặc cho trước kỳ thi các vị đại diện của bộ giáo dục tuyên bố: “Đề thi sẽ phù hợp với trình độ thí sinh. Tất cả thí sinh có học lực trung bình đều có thể làm được...”. Nhưng rồi vẫn bội thu trứng ngỗng. Báo chí thì đua nhau đưa tin các bài viết mổ xẻ nguyên nhân. Nào là: “chương trình quá nặng, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp”, nào là “kỹ năng, ý thức ôn tập của thí sinh”... Sau đó như một lẽ tất nhiên, giải pháp cho hiện trạng đầy bức xúc này là những người có trách nhiệm, dư luận và truyền thông nhảy vào hô hào: “cải cánh giáo dục”, “đổi mới giáo dục”. Tra từ khóa này trên công cụ tìm kiếm Google được 12.900.000 kết quả trong (0,31 giây). Đủ thấy vấn đề này cấp thiết  và được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhưng như một vòng tròn lẩn quẩn năm nào cũng diễn ra, hô hào cứ hô hào và điểm 0 cứ điểm 0.

          Lại nhớ tháng 4 năm 2013, có một clip xôn xao cộng đồng mạng của một học sinh cấp III có tên “Sự trăn trở của một kẻ lười biếng”. Nội dung của clip là phản ứng của tác giả trước chương trình học cấp III. Khoan nói đến sự đúng sai của clip, những tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam của tác giả clip đáng được ghi nhận và lưu tâm. Chỉ tiếc liệu rồi nó có bị gác vào xó tủ như bao nhiêu đề án cải cách giáo dục khác, hay nó lại thành mớ thông tin để truyền thông câu view và chỉ được nhắc lại thêm lần nữa khi tác giả clip đỗ đại học năm nay. Gam màu giáo dục đầu tiên là màu sắc hỗn độn giữa hàng ngàn điểm 0 và một mớ các giải thưởng, công trình khoa học của các tiến sỹ, giáo sư trẻ già có cả. Đó còn là sự hồ hởi của một sự kiện khoa học “Gặp gỡ Việt Nam” với những cái nhìn lạc quan nhất. Thì cũng không tranh khỏi cho người ta cảm giác những người trong cuộc đang mạnh ai lấy chạy, ai được thì giải thưởng, không thì được điểm 0.

          Mới đây nghị định 74 chính phủ ban hành bổ sung các chuyên ngành được miễn học phí. Gồm sinh viên chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y... Đây là các ngành mà đầu ra xin việc khó, sinh viên ra trường chủ yếu vào làm tại cơ quan nhà nước. Cho dù là tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi cũng khó xin việc, chưa kể đây là những ngành học kém hấp dẫn, khô cứng, bao nhiêu năm nay không thay đổi cách giảng dạy. Đất nước đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cần các nguồn nhân lực có trình độ cao sử dụng công nghệ máy móc thuần thục cũng như các trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao. Thì lại không được quan tâm đầu tư thích đáng. Một nghịch lý lưu cữu của ngành giáo dục không chỉ là đầu vào và đầu ra mà còn cả tiếp tục ở khía cạnh đào tạo ngành nghề để phát triển đất nước.

          Các cấp học cao như đại học còn nhiều trắc trở như vậy. Các cấp học nhỏ hơn như tiểu học cũng còn những vấn đề đáng bàn. Câu hỏi “học cái chữ mới no cái bụng hay no cái bụng mới học cái chữ” mà các giáo viên vùng cao đi vận động các em đi học không thể trả lời, bố mẹ các em cũng không thể trả lời. Người có trách nhiệm thì trả lời bằng các khoản trợ cấp ít ỏi và luôn đến rất muộn. Trong lớp học có đến ba bốn lứa tuổi, lớp thì tuềnh toàng dột nát như chỗ ở của các em ở gần các điểm trường. Trong bữa ăn chỉ có độc xoong cơm và một xoong rau bỏ thêm chút muối. Các em quây quần xung quanh “tiệc đứng” với những chiếc muỗng nhỏ. Vâng, tất cả câu chuyện ăn học của các em được gói gọn như vậy. Phóng sự “Nâng cao chất lượng vùng cao” trên sóng VTV1 chương trình Thời sự 19h - 25/08/2013 còn cho thấy đằng sau câu chuyện giáo dục vùng cao còn là câu chuyện phát triển kinh tế vùng cao. Thật khó nếu tất cả việc giáo dục các em dựa vào các thầy các cô cắm bản. Và khi giáo viên còn mải lo vận động các em đi học và giữ sĩ số, còn chất lượng giáo dục không còn cách nào khác buộc phải lo sau cùng.

          Trong khi học sinh vùng cao còn phải lội sông, suối, đi bè mảng, cất nhà cạnh trường, ăn đói mặc rét... để được cái chữ. Thì ở thành phố, sau những hình ảnh giành giật, chen lấn của phụ huynh rồi cả đạp đổ cổng để vào đăng ký hồ sơ năm trước, năm nay có thêm chuyện “heo vàng học nhờ trường hàng xóm”. Viễn cảnh quá tải trường lớp đã được tiên đoán từ trước, tuy nhiên khi bước vào thực tế câu chuyện mới thấy sự bức xúc và đầy căng thẳng về vấn đề này. Các phụ huynh thì cố gắng bằng mọi cách kiếm cho con mình một chỗ học ở trường tốt. Tiêu chí chọn trường cho các em nào là trường công, chất lượng tốt còn phải trong trung tâm thành phố. Hệ quả là không ít trường chuẩn quốc gia không tuyển đủ chỉ tiêu chỉ vì trái đường, ở quận ven. Các trường được phụ huynh chọn thì căng mình vì quá tải, tìm cách cơi nới để đón các heo vàng. Mặc dù các trường đã tìm mọi cách giảm tải như chuyển học sinh sang các trường khác, tận dụng các phòng cũ, tăng thêm lớp, tăng học sinh mỗi lớp... Tuy nhiên hệ lụy không chỉ là hình ảnh nhốn nháo mất trật tự tại các trường mùa tuyển sinh hay giá chạy vào các trường tăng đến đâu. Đó còn là sự thiệt thòi nhiều nhất thuộc về các em học sinh phải chạy đua theo ý muốn của cha mẹ.

          Chưa xong câu chuyện heo vàng học nhờ trường hàng xóm lại đến câu chuyện “khả năng đáp ứng và nhu cầu học bán trú” tại các trường ở thành phố lớn. Trong phóng sự cùng tên lên sóng VTV ngày 26/8/2013 có đưa ra số liệu “80% học sinh tiểu học tại TPHCM đang học bán trú chưa kể các bậc học khác”. Và nhu cầu này chưa bao giờ được đáp ứng đầy đủ. Nhà trường từ lúc nào đó kiêm luôn chức năng nhà giữ trẻ. Bố mẹ các em còn mải làm ăn, mấy khi để tâm vào chuyện học hành của con cái. Mà có để tâm đi chăng nữa thì việc chạy trường, lo đóng học phí... cũng đủ cho họ mệt phờ.

          Chưa có bao giờ ngành giáo dục Việt Nam lại đứng trước câu chuyện thiếu trước hụt sau như hiện nay. Mọi giải pháp “đổi mới” và “cải tạo” giáo dục không cho thấy những hiệu quả thiết thực. Có thể tưởng tượng ngành giáo dục như một tấm áo. Nhưng tấm áo ấy không phải khéo co thì ấm mà kéo chỗ này sẽ hổng chỗ kia. 

CVK

P/S: 
Mới đây Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố : "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng." - Nguồn tại đây

Giáo dục hiện nay qua tranh biếm họa







Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

THU PHỐ

Thu phố


Sài Gòn chớm lạnh
chiếc quạt nhỏ bỏ xó
thay bằng tấm chăn con
Lục đục nhà bên
lời từ hôn vội vã
Những ô bê tông co mình
trong tiếng thở
Run hộ cho những linh hồn
ngụ cư


Sài Gòn ướt mưa
Đường phố ướt bóng hàng phượng vĩ
Ướt mái đầu không ai che
Ướt bờ vai nép cạnh
Nhận một chiếc hôn khẽ
đằng xa
(Trái tim đu đưa
như thể yêu rồi)


Sài Gòn bồi hồi
Chưa thể quên điều đã cũ
Chưa thể nhận điều mới mẻ
Thả trôi mình vào đêm gió
Sài Gòn không có
mùa đông

CVK

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Ngụ cư

Ngụ cư


Mưa ngụ cư
theo gió 
về giời
Tomboy để tóc dài
bận váy
đi giày cao gót
Yêu cuống quýt
như ngày mai sẽ hết
Mái tóc này 
em vuốt cho ai


Nắng ngụ cư 
phố dài bởi gió
Hơi men nồng
bởi ấm hơi nhau
Những miền mây tanh tách màu lá mạ
Con cua nhỏ lỡ chân miền cát đỏ
Giữa thị thành ta hóa bê tông


Sóng ngụ cư
biển lỡ bỏ không
Sóng nhủ lòng buông 
rồi lại
ôm quấn quýt
Biển cứ mặn
để sóng yên bình
trong bão thét
Có bao giờ
mãi cổ điển 
bên nhau



Hồn ngụ cư
giã từ
hồn đã chết
Hồn ướt đẫm
những hột tình 
rời
.
.
.




Ảnh lang thang phố













Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

Bức tranh bị thiếu

Bức tranh bị thiếu



"Vận may" của Syria tùy thuộc vào "sự vô trách nhiệm với thế giới" của nước Mỹ
Nước tiểu thiên đường đòi kiện
những nước lấy mình làm biểu tượng rồi
toàn thua

Thiên niên kỷ Hồi giáo bắt đầu từ 11/9
Con gấu già thành tên bán súng
Đại thiên đường mải đục khoét Châu Phi
Vụ rò rỉ hạt nhân chưa xong - Con gấu già tuyên bố an toàn vĩnh cửu
Tiểu thiên đường chạy đua yên lòng dân xứ nắng
Bà thủ tướng nở nụ cười lãng mạn
gồng gánh nhiệm kỳ với cải cách EU
Con gà trống có mắt như mù
Xứ Ăng lê mặc sức hô hào chém giết
Người ta biểu tình
Người ta bất mãn
Người ta chết

cổ vẫn đeo tròng
dây dắt mũi


Dân chủ thì được trả tiền
tôn giáo nêu gương
Niềm tin rao bằng lời thánh phán
Tạ từ kiếp sống ngập ngụa đô la
Âu cũng là ma giàu địa ngục
Cuộc chiến thời suy thoái
những cái nhếch mép bắt tay
Khủng bố thành món hời để công lý nhân danh
rao giảng
Súng trao tay kiếp người đổ gục
muôn đời


Đại Nhật Bổn đòi giải quyết tay đôi
Không có cái ôm giữa đại, tiểu thiên đường
ở QT
Vẫn có cái ôm với Cam ở đó
Đại thiên đường vẫn cần những lý do ngụy tạo
Chiến cuộc cũ mèm có thể trở lại lần hai
Anh em xa không bằng láng giếng gần
Làng giếng gần đốt nhà mình
lúc đó mới tiếc anh em xa


Nước nghe trộm cả thế giới hậm hực
tàu to súng lớn
Sau 11/9 gia tăng đạo luật cứu người
bằng chiến tranh
Ông tổng thống đi nước lạ mà quen
Sợ dẫm vết người tiền nhiệm
nhưng vẫn yên tâm hồi ký sẽ đắt hàng
Đại thiên đường thích giải quyết bằng ngoại giao cùng thắng
Nghe trộm hết đồng minh cho đủ bộ sưu tập
ấy mà


Con gà trống tuyên bố không hành động một mình
mới hiểu
Nước mạnh vẫn thích đánh hội đồng
(Tự dưng nhớ vụ đánh trộm chó ở thiên đường)
Syria tuyên bố chiến tranh sẽ
bao trùm Trung Đông
UAE kết thúc chiến dịch giảm cân nhận vàng khối
Đại thiên đường loa loa thông báo
Có vẻ
Hồng Lỗi thấy
bằng chứng có lý rồi
.
.
.
Chiến tranh ở nơi nào xa lắc
hoặc gần ngay trước mặt
Giá cả chạy thục mạng như bị nước Mỹ
bắn vào mông


CVK