"Sự sống trên trái đất này do mặt trời đem lại và cũng bị mặt trời lấy đi."
Từ xa xưa con người thờ thần mặt trời cùng với các hiện tượng tự nhiên khác trong nỗi sợ và tín ngưỡng thần thánh. Người Nhật Bản coi Thái Dương thần nữ - nữ thần Mặt Trời Amaterasu là nguồn cội của dân tộc, quốc gia mình. Các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng với các thông số tương ứng chu kỳ thiên văn và căn phòng bí mật nơi đặt hầm mộ của các Pharaon được thiết kế để ánh mặt trời rọi vào. Và từ đó Kim tự tháp trở thành bậc thang ngắn nhất để các vị Pharaon đến gần với thế giới thần linh hơn. Đế chế Maya - một nền văn minh thờ phụng thần mặt trời. Trong đó con người, của cải và ngay cả các kim tự tháp đều được hiến tế cho thần mặt trời tối cao.
Với Champa cổ trong quá trình tiếp nhận thần linh Hindu giáo. Thần Surya - thần mặt trời trong Hindu giáo đã được xưng tụng, thờ cúng, khắc tạc trong các đền tháp Champa . "Phù điêu 9 vị thần" - hiện vật tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM mang ký hiệu BTLS 5979. Trên phù điêu này cả hai vợ chồng thần Surya và thần Usa được miêu tả ngồi trên xe có bảy ngựa hồng kéo. Cho đến nay đây là phù điêu duy nhất thể hiện đề tài này tìm thấy ở Champa(1).
Bức phù điêu lá nhĩ Trà Liên I hiện đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Quảng Trị tạc thần Surya và hai trợ thủ của mình. Trong tác phẩm này thần Mặt Trời "đầu đội Kirita – mukuta hai tầng, mặc áo dài kẻ sọc dày, khuôn mặt nghiêm nghị, lông mày rậm, mũi cao, miệng rộng, tai đeo đồ trang sức to, nặng, hai tay cầm búp sen giơ cao. Hai trợ thủ ngồi hai bên, mỗi vị cầm một cái trượng, khuôn mặt tươi tắn, miệng rộng, môi dày. Bên dưới chiếc bệ có hình 7 đầu ngựa tượng trưng cho 7 ngày, ứng với mỗi đầu ngựa là một đôi chân trước, tạo ra 14 đôi chân." (1a)
Trên đài thờ Khương Mỹ đang trưng bày tại BTĐKCP ĐN có tạc hình kỹ sĩ, cỗ xe ngựa, theo tác giả Hồ Xuân Tịnh tác phẩm này thể hiện thần Mặt Trời cùng cỗ xe ngựa của ông ta (1b)
Riêng tại khu B di tích thành địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có bảy ngôi đền nhỏ từ B7-B13, thờ bảy vị thần Tinh tú Grahas. Trong đó tháp B7 thờ Thần Mặt Trời/Surya, với con ngựa. (1c)
Bức phù điêu lá nhĩ Trà Liên I hiện đang lưu giữ tại bảo tàng tỉnh Quảng Trị tạc thần Surya và hai trợ thủ của mình. Trong tác phẩm này thần Mặt Trời "đầu đội Kirita – mukuta hai tầng, mặc áo dài kẻ sọc dày, khuôn mặt nghiêm nghị, lông mày rậm, mũi cao, miệng rộng, tai đeo đồ trang sức to, nặng, hai tay cầm búp sen giơ cao. Hai trợ thủ ngồi hai bên, mỗi vị cầm một cái trượng, khuôn mặt tươi tắn, miệng rộng, môi dày. Bên dưới chiếc bệ có hình 7 đầu ngựa tượng trưng cho 7 ngày, ứng với mỗi đầu ngựa là một đôi chân trước, tạo ra 14 đôi chân." (1a)
Trên đài thờ Khương Mỹ đang trưng bày tại BTĐKCP ĐN có tạc hình kỹ sĩ, cỗ xe ngựa, theo tác giả Hồ Xuân Tịnh tác phẩm này thể hiện thần Mặt Trời cùng cỗ xe ngựa của ông ta (1b)
Riêng tại khu B di tích thành địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn có bảy ngôi đền nhỏ từ B7-B13, thờ bảy vị thần Tinh tú Grahas. Trong đó tháp B7 thờ Thần Mặt Trời/Surya, với con ngựa. (1c)
Trong thần thoại Ấn Độ thần Surya được coi là làm chủ cõi trời, thần Agni làm chủ cõi đất, thần gió Vayu làm chủ cõi không chung. Bản thân thần thần lửa Agni là một trong 10 hiện thân của thần thái dương. Vì vậy trong điêu khắc Champa tại các đền tháp thần lửa được thờ trong tháp bên cạnh các tháp thờ thần phương hướng khác.
Mặt trời xuất hiện nhiều trong các bi ký Champa. Các vị vua được ví có ánh sáng của mặt trời vĩnh cửu. Ánh mặt trời trong ý nghĩa này được miêu tả là sự vinh quang của các vị vua, vẻ oai nghiêm đường bệ như mặt trời, mặt trời được ví như một sự thịnh vượng không pha tạp thanh khiết trong không gian hiến tế, vị vua được ví như tia sáng mặt trời động và bất động... Ngoài ra các vị vua còn có dòng giống mặt trời, các vị vua xây đền tháp cúng những kosa bằng vàng, bạc có gắn đá mặt trời... Bia Chợ Dinh ở Tuy Hòa, Phú Yên có nội dung ngợi ca Đức ngài Bhadresvara “lâu bền như Mặt trời và Mặt trăng”. Một loạt các bia ký ở thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên , Quảng Nam như bia ký Mỹ Sơn III ví “đức vua Rudravarman với ánh sáng mãnh liệt... như mặt trời”(2).
Mặt trời được ví là hào quang vĩnh cửu của các vị thần - vua. Hào quang, chân lý của vị thần cao nhất. Đó là thần Shiva - thần chủ của Champa cổ.
1. Thung lũng vắng bóng thần linh
Hầu hết các đền tháp Champa đều quay về hướng Đông. Hướng Đông với các người Champa xưa và người Chăm hiện nay là hướng của thần linh, hướng của cội nguồn của sáng tạo sự sống. Ở đó vào mỗi buổi sáng bình minh trên các đền tháp, ánh mặt trời soi rọi nơi cự ngụ của các vị thần.
Mỹ Sơn thánh địa Hindu giáo lớn nhất của quốc gia Champa. Nơi khởi đầu và kết thúc những ngày tháng huy hoàng nhất của nguồn cội thần linh các vị vua Champa trong suốt nhiều thế kỷ cũng không nằm ngoài quy luật "hướng Đông" này.
Trong một bài viết trên Tạp chí DLVN tháng 8/2007(3). Qua nghiên cứu địa động lực học hiện đại PGS.TS Nguyễn Đình Hòe đã chỉ ra rằng cả năm cụm tháp ở Mỹ Sơn đều quay cửa chính về hướng Đông Nam với những góc lệch khác nhau so với hướng chính Đông từ 9 đến 20 độ. Ông cũng lý giải cho hiện tượng này là do Mỹ Sơn nằm trên hai đứt gãy, đứt gãy khe Vĩnh Trinh cắt qua phía Tây Bắc và đứt gãy Trà Kiệu cắt qua phía Đông Nam Mỹ Sơn đã làm cho các khu đất (mà các cụm đền tháp đã xây dựng trên đó) bị xoay theo chiều kim đồng hồ. Sự xoay theo chiều kim đồng hồ khiến cửa chính của tất cả các đền tháp ở Mỹ Sơn chuyển về hướng Đông Nam làm cho ánh mặt trời buổi sáng không thể chiếu thẳng vào trong tháp. Từ đó PGS.TS Nguyễn Đình Hòe nhận định "Có lẽ người Champa xưa cho rằng thần Siva đã rời bỏ nơi đây nên không cho mặt trời chiếu thẳng qua cửa chính các ngôi đền, vì thế những ngôi đền ở Mỹ Sơn không còn linh thiêng nữa"?!
Thần Shiva đã rời bỏ linh địa không chỉ từ sự dịch chuyển của ngôi đền. Trong lịch sử Champa và thánh địa đã liên tục bị sự tàn phá của chiến tranh với các quốc gia lân bang. Ngay trong thời hiện đại Mỹ Sơn đã không ít lần đứng trước những cuộc phá hủy của cả thiên tai và nhân tai(4).
Hầu hết trong các ngôi đền tại Mỹ Sơn hôm nay, các tượng thờ nếu không bị vỡ vụn, thất lạc thì cũng nằm trong các viện bảo tàng, các bộ sưu tập khắp nơi trên thế giới. Các vị thần được thờ cúng một thời nghiêm cẩn, chỉ có vua và các vị chức sắc tôn giáo mới được chiêm bái thì nay được nhìn ngắm trong hiếu kỳ kinh ngạc của du khách. Thần linh không còn được thờ cúng như xưa trong các đền tháp, dẫu sau hàng năm thánh địa vẫn được đón những người Chăm - hậu duệ của Champa - hành hương về cầu cúng Po Yang. Có lẽ với họ thần linh vẫn ở đó, hiện hữu trong từng lòng tháp, trong lòng họ với ước nguyện một cuộc sống đủ đầy hơn để hàng năm họ còn có điều kiện về thăm viếng Mỹ Sơn nhiều hơn.
2. Bình minh thần linh
Lễ hội Katé lễ hội lớn nhất của người Chăm nơi tưởng nhớ, cầu cúng các vị thần linh, các anh hùng dân tộc đã có công với Champa. Đây cũng còn là dịp để các người con Chăm xa quê về đoàn tụ với gia đình, về Palei, lên Bimong đón Katé, cầu cúng Po Yang phù hộ.
Tôi, một người ngoại đạo, ngoại tộc bị quyến rũ từ sự huyền bí của từng thớ gạch đền tháp đến nụ cười tỏa nắng của những bạn trẻ Chăm đã quyết định không chỉ một lần dự Katé. Tôi chọn đến chân tháp sớm để cảm nhận một cảm xúc khác. Thật vậy nếu bạn đã từng có lần dậy sớm đón bình minh hoặc thao thức suốt đêm để đón ánh nắng đầu tiên tại một vị trí đặc biệt, với một ai đó đặc biệt. Hoặc đơn giản đón sáng một mình thôi. Bạn sẽ có cảm giác giống tôi lúc này. Sự choáng ngợp và ngỡ ngàng như vỡ òa trong khoảnh khắc mặt trời mở mắt. Ngay khi đó phần lớn bầu trời trên đầu tôi vẫn còn đen một màu của đêm. Phía chân trời Đông những tia nắng đầu tiên chỉ đủ làm đôi mắt còn đang còn quen với bóng tối chói và lòa một chút trong giây lát. Xung quanh tôi vẫn tối om, phía sau lưng chỉ có ánh sáng đèn điện trong kalan(đền thờ chính) cùng tiếng khấn nguyện lầm rầm của những người Chăm đi cúng sớm. Lia máy lại về phía Gopura (tháp cổng) đã thấy hòn lửa xuất hiện. Ánh sáng chiếu thành tia ngập tràn lấy khuôn hình. Chỉ vài giờ nữa thôi, trong hành trình của mình, mặt trời sẽ mang ánh sáng của mình chiếu xuyên qua Gopura, đến Mandapa (nhà dài - nơi này sẽ diễn ra lễ múa), vào trong Kalan. Và khi đứng bóng mặt trời cả khu đền tháp vào ngay giữa trưa thì đại lễ bắt đầu. Trong chói chang ánh nắng đó là lần lượt các lễ tục diễn ra trong lời hát thánh ca, các lễ tắm, thay xiêm y cho thần Shiva. Và ấn tượng nhất là khoảnh khắc té nước lên trên lá nhĩ - trám cửa tháp - nơi ngự của thần Siva. Khoảnh khắc mà tôi chưa bao giờ bắt kịp được. Ngay sau đó là những bà mẹ Chăm hứng lấy nước từ trên tượng thần nhiễu xuống như một sự linh diệu được ứng nghiệm. Trên cao kia mặt trời rực nắng, lễ cầu nguyện kết thúc bằng những điệu múa đầy sắc màu và giai điệu rộn ràng như ngàn năm trước đã từng diễn ra trên đền tháp này.
Ngày nay trên các đền tháp mà người Chăm còn thờ cúng như tháp Bà Po Ina Nưgar, tháp Porame, tháp Po Klaong Garai, tháp PoDam, tháp Po Sah Inư... Thần mặt trời Pô Atlitiak(thần mặt trời Surya đã được biến đổi) vẫn thỉnh mời trong các nghi lễ. Đặc biệt "thầy Kadhar - một thầy tín ngưỡng dân gian Chăm thờ thần mặt trời (yang prong). Do đó Rabap chỉ được thầy Kadhar sử dụng để hoà âm với các bài thánh ca, ca ngợi các vị thần trên trời ở lễ hội như lễ hội đền tháp, lễ tế thần linh puis, payak, lễ tế trâu…" (5)
Một ngày nào đó thần mặt trời vẫn được hậu thế biết đến từ sự chói lòa của thần chủ Siva như trong lời minh văn được khắc tạc ngàn năm trên đá.
Một ngày nào đó thần mặt trời vẫn được hát lên trong những bài thánh ca trong mỗi dịp lễ tục của người Chăm.
Một ngày nào đó mặt trời vẫn còn chiếu sáng trên miền tháp nắng thì ở đó những ước nguyện cầu mong của người Chăm vẫn mang nhiều hy vọng về một cuộc sống bình yên. Một hy vọng giản đơn vật thôi mà thật khó cho những mảnh vỡ cuối cùng suốt ngàn năm dâu bể.
CVK
(1): VỀ NHỮNG HIỆN VẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ CHAMPA TRONG BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - QUẢNG VĂN SƠN
http://yume.vn/sonputra/article/ve-nhung-hien-vat-dieu-khac-da-champa-trong-bao-tang-lich-su-viet-nam-tai-thanh-pho-ho-chi-minh.35D40BB9.html
(1a): Tinh hoa Quảng Trị: 10 bảo vật quốc gia
http://giadinh.net.vn/van-hoa/10-bao-vat-quoc-gia-20090115090857482.htm
(1b): Ngựa trong nghệ thuật Champa
http://hotinh58.blogspot.com/2012/12/ngua-trong-nghe-thuat-champa.html
(1c):
(1a): Tinh hoa Quảng Trị: 10 bảo vật quốc gia
http://giadinh.net.vn/van-hoa/10-bao-vat-quoc-gia-20090115090857482.htm
(1b): Ngựa trong nghệ thuật Champa
http://hotinh58.blogspot.com/2012/12/ngua-trong-nghe-thuat-champa.html
(1c):
KHU ĐỀN THÁP MỸ SƠN
Thánh Ðô Mỹ Sơn: trung tâm nghệ thuật của vương quốc cổ Champa - Trần Kỳ Phương | |
http://www.ivce.org/magazinedetail.php?magazinedetailid=MD00000108 |
(2): Vương Quốc Champa - Lương Ninh. NXBD9HQGHN2006, tr271, 275, 279
(3): Góp phần giải mã bí ẩn lớn của Di tích Mỹ Sơn - PGS.TS.NGUYỄN ĐÌNH HÒE. Tạp chí DLVN tháng 8/2007
http://www.vtr.org.vn/index.php?pid=782
(4): Những lần Mỹ Sơn suýt bị phá hủy
http://chauvankynh.blogspot.com/2013/10/nhung-lan-my-son-suyt-bi-pha-huy.html
Ba thảm họa lớn nhất tại thánh địa Mỹ Sơn từ đầu năm 2013 đến nay
http://chauvankynh.blogspot.com/2013/10/ba-tham-hoa-lon-nhat-tai-thanh-ia-my.html
(5) Trích trong "Lễ hội của người Chăm" - Tác giả: Văn Món - Sakaya
http://www.vnptninhthuan.com.vn/SacCham/Nhaccutruyenthong.htm
Hình ảnh: "Bình minh thần linh"
Bệ thờ tạc 9 vị thần (Navagraha) của văn hóa Chămpa trưng bày ở bảo tàng Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TP.HCM mang ký hiệu BTLS 5979. Nguồn
Một sáng bình minh tại tiểu quốc Aryaru, Champa (nay là Tuy Hòa, Phú Yên). Phía xa là đền thờ nữ thần Po Ina Nưgar hay được biết dưới tên tháp Nhạn.
Còn đây là buổi trưa đứng bóng tháp
Bình minh thần linh xứ Panduranga, Mbăng Katé 2012 - Bimong Ppo Rame
Một buổi trưa gắt nắng tại ngôi đền Po Dam (Pô Tầm), Bình Thuận
Một trưa gắt nắng tại Bimong Yang Pakran hay thường được biết đếnn với tên tháp Hòa Lai ở Ninh Thuận
Trưa tháng 5 trước ngôi đền Yang Prong ở Easup Đak Lak
Một buổi sáng mùa xuân, nắng chan chứa phía trước ngôi đền thờ nữ thần Po Ina Nưgar linh thiêng ở Nha Trang, Khánh Hòa
Bình minh thần linh trước giờ hành lễ trên Bimong Po Klaong Garai, Mbăng Kate 2010,
Phan Rang Ninh Thuận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét